TNG là cổ phiếu ngành Dệt May đáng chú ý trong thời gian tới vì: (1) doanh nghiệp có tệp khách hàng là đối tác chiến lược lâu năm, vì vậy khả năng duy trì đơn hàng tốt bất chấp thời điểm khó khăn chung của ngành; và (2) thông tin về ghi nhận doanh thu từ KCN Sơn Cẩm 1 có thể hỗ trợ về cả doanh thu và diễn biến giá cổ phiếu.
KQKD Q1/2023 khả quan hơn mặt bằng chung ngành Dệt May
Doanh thu thuần và LNST Q1/2023 lần lượt là 1.335 tỷ đồng (+6%yoy) và 44 tỷ đồng (+14%yoy). TNG là doanh nghiệp niêm yết hiếm hoi trong ngành Dệt May ghi nhận tăng trưởng về cả doanh thu và lợi nhuận trong Q1/2023.
Doanh nghiệp chủ động nhận các đơn hàng ở đơn giá thấp nhằm duy trì đơn hàng, đảm bảo việc làm giữ chân lao động và duy trì mối quan hệ với khách hàng.
2023 dự kiến là một năm khó khăn đối với Dệt May Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu Dệt may 4T2023 chỉ đạt 11,5 tỷ USD (-20%yoy) trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng hàng may mặc tại các thị trường lớn như Mỹ và EU suy giảm do lạm phát. Kì vọng về hồi phục trong 2H2023 -1H2024 sẽ đến từ: (1) nền thấp của 2H2022 và 1H2023; (2) lạm phát tại thị trường Mỹ tiếp tục đà hạ nhiệt; và (3) tận dụng lợi thế EVFTA đối với một số mặt hàng sợi và quần áo được hưởng thuế 0% từ năm 2023.
BVSC dự phóng Doanh thu thuần và LNSTCĐTS năm 2023 của TNG lần lượt là 6.883 tỷ đồng (+2%yoy) và 219 tỷ đồng (- 25%); lợi nhuận sụt giảm do: (1) doanh nghiệp chủ động giảm giá bán để duy trì đơn hàng; và (2) gánh nặng lãi vay lớn do doanh nghiệp vẫn duy trì D/A ở mức cao.
Định giá và Khuyến nghị
Sử dụng phương pháp FCFF và P/E để định giá mảng may, và phương pháp P/B để định giá mảng BĐS, BVSC đưa ra mức giá mục tiêu là 21.430 đồng/cp đối với cổ phiếu TNG và đưa ra khuyến nghị NEUTRAL với TNG
Cập nhật ngày 14/5/2021: đã bắt đầu chịu ảnh hưởng từ COVID, cảnh báo mức Rủi Ro
Sản phẩm gia công chính của TNG là áo jacket bông và quần cargo short.. xuất khẩu sang Mỹ và EU. Hiện nay giá cổ phiếu của doanh nghiệp đang ở mức cao nên Công ty Chứng khoán Sacombank - SBS đánh giá TNG ở mức Rủi Ro.
Theo Hiệp hội Bông sợi Việt Nam (VCOSA), tính riêng 2 tháng đầu 2021, giá bông nguyên liệu nhập khẩu về Việt Nam tăng 0.87% so với cùng kỳ năm ngoái, ở mức trung bình 1,625 USD/tấn.
TNG ghi nhận doanh thu thuần quý I/2021 đạt gần 911 tỷ, tăng 18% so với cùng kỳ. Tuy nhiên giá vốn hàng bán cũng tăng cao (tăng 28% so với cùng kỳ) nên lợi nhuận gộp đạt 111 tỷ, chi phí bán hàng giảm được gần một nửa, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng thấp hơn cùng kỳ nhưng do lãi gộp giảm nhiều nên kết quả TNG chỉ lãi sau thuế 22 tỷ, giảm 34% so với quý I/2020. Đơn giá đơn hàng giảm 5-10% khiến lợi nhuận DN sụt giảm.
DN lý giải doanh thu quý I của 2021 tăng nhờ đơn hàng sản xuất quý IV/2020, doanh nghiệp cho biết đơn hàng đã được ký đến hết tháng 8 năm nay. Trong khi các đơn hàng mới ký với khách hàng trong quý I có số lượng sản phẩm nhiều hơn nhưng đơn giá thấp hơn từ 5-10% (do ảnh hưởng của dịch bệnh) khiến lợi nhuận giảm đi đang kể.
Mảng bán lẻ thời trang nội địa mới chỉ ở mức hòa vốn Hệ thống phân phối của Công ty trách nhiệm hữu hạn TNG Fashion (TNGF)-công ty con của TNG từ 42 cửa hàng/đại lý bán lẻ khi mới ra mắt vào 2016 đã giảm còn 32 cửa hàng/đại lý đến thời điểm hiện tại, tỷ trọng đóng góp của mảng này trong tổng DT 2017 – 2019 cũng chỉ duy trì quanh mức 4%. TNG đang mở rộng thêm bất động sản công nghiệp.
Hiện TNG đang tập trung hoàn thiện dự án cụm công nghiệp Sơn Cẩm 1 và nghiên cứu nhiều dự án tiềm năng. Cụm Công nghiệp Sơn Cẩm 1 có diện tích đất 70 ha, hiện đã san lấp đạt 42 ha. Bên cạnh đó có lợi thế nguồn nước từ Sông Cầu, thời hạn cho thuê đất tới năm 2068. Hiện đã có các nhà đầu tư nước ngoài đặt vấn đề thuê 100 ha để họ thiết lập chuỗi sản xuất khép kín từ dệt nhuộm may tại đây. Nếu như vậy, TNG sẽ phải thúc đẩy mở rộng triển khai Sơn Cẩm 2 và 3.
Dự án TNG Village 1, tính đến hết quý I/2021, TNG đã bán được 105 căn và đã bàn giao đưa vào sử dụng số căn hộ này. Công ty đang nghiên cứu 2-3 dự án bất động sản tiềm năng khác tại Thái Nguyên với quy mô vài trăm ha.
Rủi ro đầu tư
Rủi ro từ khách hàng tập trung: 2 khách hàng lớn là Decathlon và The Children’s Place chiếm tỷ trọng trên 60% doanh thu công ty, vì vậy TNG sẽ chịu rủi ro lớn khi 1 trong 2 đối tác này dừng ký kết hợp đồng với công ty.
Tình hình dịch bệnh trên thế giới ngày một leo thang, khó lường khiến nhu cầu tiều dùng của người dân sụt giảm sẽ làm ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Đánh giá TNG
PP So sánh P/E: EPS hiện tại là 1,770 và P/E là 9.5 (P/E trung bình của các DN Dệt may đầu ngành tương đương). Giá trị hợp lý của TNG: 16,815 đồng.
PP So sánh P/B: So sánh chỉ số P/B của DN với chỉ số P/B TB của các DN đầu ngành hoat đ̣ ông trong ng ̣ ành dệt may. Chỉ số P/B trung bình: 1.4; BV của TNG hiên t ̣ ai: ̣ 14,430 Giá trị hợp lý của TNG: 20,202 đồng.
Giá hợp lý từ hai phương pháp trên: 18.508 đ/cp.
Doanh nghiệp dù đã nhanh chóng giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tuy nhiên do không thể đàm phán được giá sản phẩm đầu ra dẫn đến lợi nhuận có xu hướng giảm mạnh, doanh thu của TNG chủ yếu đến từ xuất khẩu, 2 thị trường chính là Mỹ và EU. Giá nguyên liệu đầu vào tăng thách thức lợi nhuận của doanh nghiệp, đồng thời các hợp đồng ký kết có đơn giá thấp hơn 5-10% so với lúc trước dịch khiến lợi nhuận của doanh nghiệp bị ảnh hưởng đáng kể.
Dự báo lợi nhuận của doanh nghiệp trong năm nay sẽ tiếp tục suy giảm do những ảnh hưởng khách quan. Đồng thời giá tham chiếu của TNG 14/05/2021 là 20,900 đang cao hơn so với giá muc tiêu nên Công ty Chứng khoán Sacombank - SBS đánh giá TNG ở mức Rủi Ro.
Khuyến nghị: Bán
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG
Trụ sở: 434/1 Bắc Kạn - Thành phố Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN TNG
1979: Công ty có tên là Xí nghiệp May Bắc Thái, được thành lập ngày 22/11/1979 theo Quyết định số 488/QĐ-UB của UBND tỉnh Bắc Thái
1997: Xí nghiệp may Bắc Thái được đổi tên thành Công ty may Thái nguyên, với tổng số vốn kinh doanh là 1.735,1 triệu đồng
2003: Công ty chính thức trở thành Công ty Cổ phần May xuất khẩu Thái Nguyên, với vốn điều lệ là 10 tỷ đồng
2006: Công ty nâng vốn điều lệ lên trên 18 tỷ đồng, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà máy TNG Sông công với tổng vốn đầu tư là 200 tỷ đồng
2007: Đổi tên Công ty thành Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại TNG. Niêm yết trên sàn giao dịch CK Hà Nội, mã CK làTNG
2011: Giai đoạn 1 nhà máy TNG Phú Bình đi vào hoạt động với tổng mức đầu tư trên 275 tỷ đồng.
2015: Nhà máy TNG Đại Từ đi vào hoạt động với tổng mức đầu tư trên 110 tỷ đồng, với 35 chuyền may.
2018: Khởi công xây dựng Dự án nhà ở thương mại TNG Village, Thành lập nhà máy TNG Đồng Hỷ
2019: Đưa vào hoạt động Nhà máy Bông, Khởi công xây dựng Nhà máy TNG Võ Nhai
2022: Công ty TNG có: 15 nhà máy may gồm 300 chuyền may, 2 nhà máy phụ trợ
GIÁ TRỊ CỐT LÕI
1. Trách nhiệm: Thực hiện đạo đức kinh doanh trong công việc, đảm bảo mọi chế độ, quyền lợi của người lao động theo đúng quy định của pháp luật
2. Phát triển bền vững: Chúng tôi cam kết đảm bảo lợi ích dài hạn đa chiều trong hoạt động với khách hàng và các bên có liên quan
3. Phát triển tương lai xanh: Vì một màu xanh TNG, chúng tôi chú trọng mọi hoạt động liên quan đến đời sống người lao động, cộng đồng địa phương. Thực hiện phương châm hành động "Phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường".
4. Môi trường làm việc: Nơi xứng đáng để cống hiến và làm việc.
TẦM NHÌN
Là Công ty đại chúng trong TOP đầu minh bạch nhất, quản trị tốt nhất, phát triển bền vững nhất Là công ty sản xuất và bán lẻ từ thị trường trong nước đến thị trường toàn cầu có doanh thu tiêu thụ đạt TOP tỉ đô la Mỹ.
SỨ MỆNH
Chịu trách nhiệm tuyệt đối cho tất cả các sản phẩm cung cấp đến tay người tiêu dùng Mang lai hạnh phúc cho người lao động, khách hàng và cộng đồng dân cư.
BVSC & SBS
Link nội dung: https://vinabull.vn/danh-gia-co-phieu-tng-da-bat-dau-chiu-anh-huong-tu-covid-canh-bao-muc-rui-ro-a635.html