Cuộc chiến chống lạm phát của các NHTW phương Tây đã có những kết quả nhất định khi mức lạm phát tại Mỹ và EU đang lần lượt giảm về 3,2% và 4% trong tháng 10. Nếu xu hướng này được duy trì, lãi suất được dự báo sẽ được cắt giảm một cách thận trọng trong năm sau.
Tuy nhiên, các NHTW này sẽ không vội vã cắt giảm lãi suất nhanh khi lạm phát lõi chưa được đưa về mức mục tiêu một cách ổn định. Do đó, lãi suất, mặc dù được cắt giảm, nhưng nhìn chung vẫn sẽ ở mức cao so với trước đại dịch.
Môi trường lãi suất cao này ảnh hưởng tới lo ngại về triển vọng kinh tế trong 12 tháng tới của các hộ gia đình tại Mỹ và Châu Âu, qua đó tác động tới chỉ số niềm tin người tiêu dùng. Tại Mỹ, chỉ số này giảm tháng thứ 4 liên tiếp, giảm 5% trong tháng 11, theo khảo sát của đại học Michigan. Trong khi cấu phần chỉ số tình hình tài chính cá nhân hiện tại và dự kiến đều được cải thiện khiêm tốn trong tháng này, triển vọng kinh tế dài hạn lại giảm 12%, một phần do lo ngại ngày càng tăng về tác động tiêu cực của lãi suất cao.
Tại Châu Âu, chỉ số này có phần tích cực hơn khi đang trong xu hướng cải thiện dần qua các tháng, tuy nhiên vẫn đang ở mức điểm âm - hàm ý phần lớn vẫn đang kỳ vọng kém tích cực vào tình hình tài chính của hộ gia đình và tình hình kinh tế chung của khu vực trong 12 tháng tới. Số liệu này cũng cho thấy ý định chi tiêu những món đồ giá trị lớn vẫn đang khá tệ.
Một chỉ báo sớm khác là PMI ngành sản xuất của Việt Nam. Chỉ số này giảm trở lại trong tháng 11 xuống 47,3 - mức thấp nhất năm tháng. Diễn biến này được dẫn dắt bởi số lượng đơn đặt hàng mới giảm với tốc độ giảm mạnh và đáng kể nhất từ tháng 5, theo S&P Global PMI, phản ánh nhu cầu yếu từ phía khách hàng quốc tế.
Với bối cảnh triển vọng thương mại vẫn còn tương đối ảm đạm, chúng tôi dự báo sản lượng hàng hóa XNK của SCS tăng trưởng 7% trong năm 2024, với phần lớn tăng trưởng sẽ diễn ra vào đầu năm nhờ mức nền thấp của Q1-2023 (giai đoạn các nhà nhập khẩu giảm mạnh sản lượng mua hàng do tích trữ hàng tồn kho cao). Doanh thu và LNST năm 2024 dự phóng đạt 752 tỷ đồng (+9% YoY) và 532 tỷ đồng (+5% YoY), tương ứng với mức EPS điều chỉnh là 4,900 VNĐ.
Rồng Việt duy trì mức giá mục tiêu 74.300 đối với SCS.
Cập nhật ngày 11/5/2021: Sản lượng hàng hóa tích cực vượt kỳ vọng, giá mục tiêu 155.100 đ/cp
CTCP Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (SCS) vừa công bố sản lượng hàng hóa trong tháng 4/2021 trên website của công ty.
Trong đó sản lượng hàng hóa quốc tế của SCS tăng 78% YoY đạt 15.150 tấn và sản lượng hàng hóa trong nước tăng mạnh 140% YoY đạt 6.078 tấn.
Sản lượng hàng hóa vào tháng 4/2020 là mức cơ sở so sánh thấp bất thường do (1) Việt Nam thực hiện giãn cách xã hội toàn quốc trong 15 ngày đầu của tháng 4 và (2) hạn chế các chuyến bay quốc tế từ tháng 4/2020.
Sản lượng hàng hóa tháng 4/2021 cao hơn 10% so với tháng 4/2019 – vượt kỳ vọng hiện tại của chúng tôi cho rằng sản lượng hàng hóa quốc tế sẽ chỉ tương đương mức đã ghi nhận vào năm 2019 trong năm 2021.
Trong 4 tháng đầu năm 2021, sản lượng hàng hóa quốc tế tăng 11% YoY và sản lượng hàng hóa trong nước tăng 41% YoY, lần lượt tương ứng 32% và 38% dự báo cả năm cho SCS trong năm 2021.
Do đó, Công ty Chứng khoán Bản Việt nhận thấy khả năng điều chỉnh tăng dự báo lợi nhuận năm 2021 của chúng tôi cho SCS, dù cần thêm đánh giá chi tiết.
Bản Việt hiện có khuyến nghị MUA cho SCS với giá mục tiêu 155.100 đồng/CP, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng 30,2%, bao gồm lợi suất cổ tức 7,1%.
Công ty Cổ Phần Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (SCSC, mã SCS)
Công ty Cổ Phần Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (SCSC) được góp vốn từ các cổ đông sau :
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - 13%
Công ty Cổ phần Gemadept - 32%
Công ty sửa chữa máy bay A41 - 13%
Các cổ đông nước ngoài – 24%
Các cổ đông trong nước – 18%
Với số tiền đầu tư lên đến 50 triệu USD, Nhà ga hàng hóa Hàng không SCSC được xây dựng trên diện tích rộng 143.000 mét vuông tại Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Nhà ga hàng hóa bao gồm ba khu vực:
Khu vực sân đậu: 52.000 mét vuông, có sức chứa 3 máy bay B747F hoặc 5 máy bay A321 cùng lúc.
Khu vực Nhà ga hàng hóa: 27.000 mét vuông, có khả năng xử lý hàng hóa lên đến 350,000 tấn mỗi năm.
Khu vực nhà kho, bãi đậu xe và tòa nhà văn phòng: 64.000 mét vuông.
Dự án xây dựng nhà ga được lên kế hoạch vào tháng 5 năm 2008 và quá trình xây dựng được bắt đầu vào tháng 3 năm 2009. Đầu tháng 10 năm 2010, nhà ga hàng hóa SCSC đã được đưa vào khai thác.
Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 4103009937 ngày 08 tháng 4 năm 2008, do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp.
Giấy phép đầu tư số: 41121000112 ngày 20 tháng 4 năm 2009 do Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cấp cho dự án thành lập Nhà ga hàng hóa hàng không tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Giấy phép của Cục Hàng không Việt Nam số: 1696/GPCCDV-CHK ngày 28/05/2010 do Cục Hàng không Việt nam cấp, cho phép công ty SCSC được cung cấp dịch vụ Nhà ga hàng hóa hàng không quốc tế tại Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất.
SCSC cung cấp các dịch vụ sau:
Dịch vụ khai thác nhà ga hàng hóa quốc tế (hàng xuất nhập khẩu, hàng quá cảnh và hàng chuyển cửa khẩu)
Dịch vụ khai thác nhà ga hàng hóa nội địa
Dịch vụ hàng kho lạnh
Văn phòng cho thuê
Cho thuê sân đậu
Đại lý Hải quan
Đào tạo
Rồng Việt & Bản Việt
Link nội dung: https://vinabull.vn/cap-nhat-co-phieu-scs-san-luong-hang-hoa-tich-cuc-vuot-ky-vong-gia-muc-tieu-155100-dcp-a591.html