Cập nhật cổ phiếu TPB (TPBank): Nhóm quỹ liên quan SoftBank chi gần 900 tỷ đồng mua vào

Ngân hàng TMCP Tiên Phong - TPBank (TPB) vừa có thông báo về kết quả giao dịch cổ phiếu của một loạt tổ chức có liên quan người nội bộ ngân hàng.

tpb1-1619333530.jpeg
 

Trong đó, 3 quỹ đầu tư liên quan đến SoftBank (Nhật Bản) đã mua vào tổng cộng 19,9 triệu cổ phiếu TPB. Đây là lượng cổ phiếu nằm trong số 22,4 triệu đơn vị mà nhóm quỹ này đăng ký mua trước đó.

Các giao dịch kể trên đều diễn ra trong giai đoạn 5/10 đến 3/11 theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận. Nguyên nhân khiến nhóm quỹ này không hoàn tất giao dịch mua đủ số lượng cổ phiếu đã đăng ký là do không đạt được kỳ vọng.

Cụ thể, quỹ đầu tư SBI Ven Holdings Pte.Ltd đã mua vào 4,2 triệu cổ phiếu TPB trên tổng số 6 triệu cổ phiếu đăng ký, qua đó, nâng sở hữu tại TPBank lên gần 52,7 triệu đơn vị, tương đương 4,5% vốn điều lệ ngân hàng.

Đây là quỹ đầu tư với đại diện sở hữu vốn là ông Shuzo Shikata và Eiichiro So, 2 nhân sự trong ban quản trị TPBank với vị trí phó chủ tịch và thành viên HĐQT.

Theo SBI Ven Holdings, giao dịch mua của quỹ được thực hiện thông qua hợp đồng ủy thác với Công ty CP Quản lý quỹ đầu tư FPT (FPT Capital). Hiện tại, 2 bên đang làm thủ tục tại Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam để sang tên.

Cùng ngày, FPT Capital cũng công bố thông tin tương tự liên quan lô cổ phiếu 4,2 triệu đơn vị này. Sau giao dịch, FPT Capital không nắm giữ bất kỳ cổ phiếu TPB nào.

Được biết, ông Shuzo Shikata hiện cũng là Thành viên HĐQT tại FPT Capital. Ngoài ra, bà Nguyễn Thị Thu Nguyệt, Thành viên Ban kiểm soát TPBank hiện cũng là Tổng giám đốc FPT Capital.

Bên cạnh quỹ đầu tư kể trên, TPBank cho biết 2 cổ đông là Công ty TNHH SP và Công ty TNHH JB đã mua vào tổng cộng 15,7 triệu cổ phiếu TPB (mỗi tổ chức mua 7,85 triệu đơn vị).

Sau giao dịch, cả 2 công ty đều nâng lượng cổ phiếu TPB nắm giữ lên trên 47,8 triệu đơn vị, tương đương 4,08% vốn ngân hàng.

Được biết, cả SP và JB đều là công ty có liên quan tới bà Thu Nguyệt với vai trò chủ tịch.

Ngoài 2 công ty này, bà Nguyệt còn là chủ tịch của 2 công ty khác sở hữu vốn tại TPBank là Công ty TNHH FD và Công ty TNHH VG.

Theo báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm, Công ty FD cũng đang sở hữu gần 41 triệu cổ phiếu tại TPBank (3,81%) và VG sở hữu 45 triệu đơn vị (4,08%).

Thông qua các giao dịch kể trên, tổng số cổ phiếu TPB mà các tổ chức có liên quan đến SoftBank đã mua vào đợt này là 19,9 triệu đơn vị.

Trong giai đoạn mua vào (5/10 đến 3/11), giá cổ phiếu TPB chủ yếu dao động quanh vùng 41.600-44.950 đồng/đơn vị. Ước tính, giá trị các giao dịch này đạt gần 900 tỷ.

Liên quan tới cổ phiếu TPB, mới đây, TPBank đã phát hành 100 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư trong nước với giá 33.000 đồng/đơn vị. Sau giao dịch, ngân hàng thu về 3.300 tỷ đồng và tăng vốn điều lệ lên 11.716 tỷ.

Số cổ phiếu phát hành thêm này được chào bán cho 14 nhà đầu tư bao gồm 2 nhà đầu tư tổ chức và 12 cá nhân.

Trong đó, Công ty CP Đầu tư Phát triển Công nghiệp và Vận tải (Tracodi) và Công ty CP Bamboo Capital là 2 tổ chức mua vào lần lượt 29 triệu và 1 triệu cổ phiếu TPB phát hành thêm, tương đương 2,48% và 0,09% vốn ngân hàng.

Còn lại 70 triệu cổ phiếu TPB được 12 nhà đầu tư cá nhân mua với giá 2.310 tỷ.

Đáng chú ý, riêng ông Nguyễn Hà Long đã mua vào hơn 19,5 triệu cổ phiếu TPB với giá trị gần 644 tỷ đồng. Hiện ông Long đang sở hữu tổng cộng 22 triệu cổ phiếu TPB, tương đương 1,88% vốn ngân hàng.

Cập nhật ngày 8/11/2021: thông qua phương án chia cổ tức 35% để tăng vốn

TPBank vừa thông qua phương án tăng vốn điều lệ đợt hai trong năm nay thông qua phát hành cổ phiếu chia cổ tức tỷ lệ 35%.

Sau khi được Đại hội cổ đông thông qua phương án tăng vốn vào đầu tháng 11, Ngân hàng Tiên Phong (TPBank) sẽ phát hành hơn 410 triệu cổ phiếu TPB trả cổ tức, tương đương tỷ lệ phát hành 35%.

Sau phát hành thành công, vốn điều lệ của ngân hàng sẽ tăng tương ứng từ hơn 11.700 tỷ đồng lên hơn 15.800 tỷ đồng. Kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu tăng vốn nhằm đảm bảo chỉ tiêu an toàn hoạt động, cải thiện tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn mực Basel II - một trong những cơ sở quan trọng để được Ngân hàng Nhà nước cấp room tăng trưởng tín dụng tốt.

Cập nhật ngày 19/10/2021: TPBank muốn chia cổ tức 35% để tăng vốn

Ngày 19/10, Ngân hàng TMCP TPBank (HOSE: TPB) thông báo lấy ý kiến cổ đông về phương án tăng vốn điều lệ đợt 2 năm 2021 bằng hình thức phát hành cổ phiếu để tăng vốn với tỷ lệ 35%. Nguồn vốn thực hiện từ lợi nhuận để lại chưa phân phối sau khi trích lập các quỹ theo nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2021.

TPBank cho biết thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2021, thời gian thực hiện cụ thể tuỳ thuộc vào quá trình phê duyệt của cơ quan quản lý và đảm bảo phù hợp theo quy định pháp luật.

Trong quý 3, TPBank đã tăng vốn điều lệ thêm 1.000 tỷ đồng, nâng tổng số vốn điều lệ của ngân hàng lên hơn 11.716 tỷ đồng, thông qua hình thức chào bán 100 triệu cp riêng lẻ đã được ĐHĐCĐ thường niên 2021 thông qua. Bên cạnh đó, tổng huy động của ngân hàng tính đến cuối tháng 9 đạt 230.644 tỷ đồng, tăng 24,73% so cùng kỳ và vượt xấp xỉ 4% kế hoạch cả năm.

Tính đến hết ngày 30/09/2021, tổng tài sản của Ngân hàng đạt 260.328 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ năm trước và vượt hơn 4% kế hoạch cả năm. Tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng đạt 9.868 tỷ đồng, tăng 39% so cùng kỳ. Tăng trưởng tín dụng trong ba quý qua là 15%. Kết thúc tháng 9, Ngân hàng đã đạt 75,76% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Cập nhật ngày 24/4/2021: Kế hoạch năm 2021

Kế hoạch năm 2021 bao gồm tăng trưởng tín dụng 25% YoY (vẫn đang đợi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phê duyệt), tăng trưởng huy động 20% YoY, tỷ lệ nợ xấu dưới 2% và lợi nhuận trước thuế (LNTT) điều chỉnh là 5,800 tỷ đồng thay vì 5,500 tỷ đồng được nêu trong tài liệu ĐHCĐ ban đầu.

Cổ tức không được đề xuất cho năm tài chính 2021.

Dự báo LNTT năm 2021 cho TPB là 5,5 nghìn tỷ (+25,3% YoY).

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank, mã TPB)

TPBank là một trong những ngân hàng tư nhân nhanh chóng phát triển và được đánh giá là một trong những ngân hàng tiên tiến nhất tại Việt Nam. Ngân hàng TPBank được thành lập vào năm 2008 với trụ sở chính tại thành phố Hà Nội.

Với sứ mệnh trở thành ngân hàng tiên tiến và sáng tạo, TPBank đã đầu tư mạnh vào công nghệ và inovative, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng điện tử tiên tiến như ngân hàng trực tuyến, thanh toán điện tử và ví điện tử. Ngoài ra, TPBank cũng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính truyền thống bao gồm tiền gửi, cho vay và thẻ tín dụng.

TPBank là một trong những ngân hàng tư nhân nhanh chóng phát triển nhất tại Việt Nam, với mạng lưới gồm hơn 300 điểm giao dịch và 24/7 trực tuyến với khách hàng trên toàn quốc. TPBank cũng có mặt tại nhiều quốc gia khác nhau thông qua mạng lưới các đối tác toàn cầu.

Với phương châm "khách hàng là trung tâm", TPBank cam kết cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính chất lượng cao nhất để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, và luôn chú trọng đến việc cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Link nội dung: https://vinabull.vn/cap-nhat-co-phieu-tpb-tpbank-du-dinh-chia-co-tuc-35-de-tang-von-a520.html