TTCK đã khởi động lại với trạng thái tích cực dần và kết thúc phiên với tinh thần phấn khởi.
Sàn HOSE đã tăng +20,71 điểm (+1,69%) và chốt phiên ở 1248,53. Sàn HNX chưa theo kịp bước và vẫn giảm -3,41 điểm (-1,19%), đóng cửa ở 283,63. Sàn Upcom cùng chiều sàn HOSE khi tăng +0,65 điểm (+0,82%) và đóng ở 80,4.
Ở chỉ số VN30, hầu hết các mã cổ phiếu đã tăng mạnh tác động tích cực lên chỉ số và đã tăng +29,86 điểm (+2,35%), đóng cửa cao nhất phiên tại 1301,39. Những cổ phiếu nổi bật ở nhóm VN30 như KDH (+7,0%), STB (+6,9%), CTG (+5,5%), VPB (+5,5%) … Còn lại một số ít chưa “bừng tỉnh” như VJC (-0,7%), VIC (-0,4%), NVL (-0,3%).
Khối ngoại đã quay lại mua ròng +343,49 tỷ đồng ở thị trường. Tại sàn HOSE, khối ngoại mua ròng +339,11 tỷ, họ mua mạnh tại VIC (+110 tỷ), VNM (+96,6 tỷ), VCB (+71,6 tỷ), STB (+53,3 tỷ) … Sàn HNX cũng được mua ròng nhẹ +5,45 tỷ và ở VND (+2,8 tỷ), VCS (+2,5 tỷ), PVS (+1,2 tỷ) … Cuối cùng là sàn Upcom với mức bán ròng nhẹ -1,07 tỷ và tập trung ở VTP (-8,0 tỷ), VEA (-4,3 tỷ).
Chỉ số tăng điểm tại 3 trên 4 phiên
Kết thúc tuần giao dịch này, chỉ số VnIndex tăng +9,82 điểm – tương đương +0,79%, lên mức 1.248,53 điểm. Chỉ số tăng điểm tại 3 trên 4 phiên giao dịch trong tuần với 131 mã tăng và 236 mã giảm. VCB, VHM và MWG là 3 mã hỗ trợ tích cực nhất cho mức tăng của chỉ số trong tuần nay, đóng góp lần lượt +7,61, +3,57 và +1,68 điểm. Trong khi đó, VIC, GVR và VRE là 3 mã có tác động tiêu cực nhất lên VnIndex, lấy đi -4,23, -1,33 và -0,71 điểm. Giá trị giao dịch trung bình đạt 20.466,34 tỷ VNĐ/phiên.
Khối ngoại bán ròng -1.076,69 tỷ VNĐ trên sàn HSX và bán ròng -27,80 tỷ VNĐ trên sàn HNX trong tuần này.
NHNN gióng hồi chuông cảnh báo sớm
Tuần qua, thông tin đáng chú ý nhất là Ngân hàng Nhà nước (NHNN) gióng hồi chuông cảnh báo sớm rằng Dư nợ tín dụng/GDP trên 140%, kiểm soát vốn vay vào bất động sản và chứng khoán
Tỷ lệ dư nợ tín dụng/GDP của Việt Nam đã trên 140% nằm trong nhóm nước có tỷ lệ cao nhất theo đánh giá của quốc tế. Chính vì vậy, với việc kiểm soát tín dụng vào lĩnh vực rủi ro như tín dụng bất động sản và chứng khoán mang tính chất đầu cơ là để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng, tạo lập niềm tin nhân dân, niềm tin với nhà đầu tư trong nước và niềm tin quốc tế.
Theo ước tính của Công ty Chứng khoán VNDirect, dư nợ cho vay (chủ yếu là cho vay margin) trên toàn thị trường tính tới cuối quý 1/2021 vào khoảng 110.000 tỷ đồng (~4,8 tỷ USD) và đây là con số kỷ lục trên TTCK Việt Nam từ khi thành lập tới nay.
Công ty chứng khoán Phú Hưng: chưa hết áp lực điều chỉnh
Khối lượng giao dịch suy giảm xuống dưới mức bình quân 10 và 20 phiên, hàm ý dòng tiền có phần thận trọng. Không những vậy, chỉ số vẫn chịu sức ép từ MA5 cùng với MACD cắt xuống Signal cho thấy áp lực điều chỉnh vẫn hiện hữu.
Trong trường hợp, chỉ số không sớm lấy lại được mức đóng cửa trên MA5 thì chỉ số có thể sẽ đối diện với một đợt chốt lời mới. Tuy nhiên, chỉ số vẫn đóng cửa trên MA20, cùng với +DI nằm trên –DI, cho thấy xu hướng tăng ngắn hạn vẫn còn. Do đó, áp lực điều chỉnh hiện tại mới dừng ở nhịp rung lắc kỹ thuật cho tới khi ngưỡng hỗ trợ quanh MA20 bị phá vỡ thì xu hướng tăng mới bị thay đổi.
Nhìn chung, thị trường có thể vẫn chưa thực sự rũ bỏ hết áp lực điều chỉnh. Do đó, nhà đầu tư nên giữ vị thế cân bằng và hạn chế mở vị thế mua đuổi giá cao nhằm tránh rủi ro bất ngờ từ thị trường.
Công ty chứng khoán Bảo Việt: tỷ trọng 20-35% cổ phiếu
Các nhà đầu tư nên duy trì tỷ trọng trong danh mục ở mức 20-35% cổ phiếu. Ưu tiên nắm giữ các vị thế trung hạn.
Tiếp tục tận dụng các nhịp hồi phục của thị trường để bán giảm tỷ trọng các vị thế ngắn hạn trong danh mục.
Đối với các nhà đầu tư đang nắm giữ vị thế tiền mặt lớn, có thể xem xét mở vị thế mua trading với các vị thế có sẵn nếu thị trường kiểm định lại vùng 1200-1220 điểm trong tuần tới.
Các công ty chứng khoán
Link nội dung: https://vinabull.vn/vn-index-tang-3-tren-4-phien-trong-tuan-qua-khoi-ngoai-ban-rong-a513.html