Theo đó, doanh thu thuần bán hàng có sự tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm 2021, tăng từ 2.293 lên 2.807 tỷ đồng (tăng 509 tỷ đồng), kéo theo lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước thuế tăng từ 316,45 lên 383,87 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt gần 326,47 tỷ đồng, tăng hơn 56,5 tỷ đồng (tương đương với 20,94%) so với cùng kỳ năm ngoái (hơn 269,94 tỷ đồng).
Tỷ suất lợi nhuận gộp của Nhựa Tiền Phong cũng đã hồi phục 3 quý liên tiếp. Cùng với sự mở rộng nhanh của doanh thu, Nhựa Tiền Phong báo lãi quý II/2022 cao kỷ lục trong lịch sử hoạt động với lợi nhuận trước thuế đạt gần 212 tỷ đồng. Dù mới hoàn thành 56% kế hoạch doanh thu, nhưng Nhựa Tiền Phong đã đạt 82,4% kế hoạch lợi nhuận năm đề ra. Hiện Công ty cũng đang phải trích lập khoản dự phòng đối với các khoản nợ khó đòi hơn 80 tỷ đồng. Nếu số tiền nợ được thu hồi về, giải phóng khoản trích lập dự phòng kia thì số lãi của Nhựa Tiền Phòng có thể ghi nhận tăng mạnh vào kỳ báo cáo tài chính sau này.
Tổng tài sản của công ty tính đến 30/6/2022, tăng thêm 518 tỷ đồng, đạt 5.416,2 tỷ đồng. Sự tăng này đến từ việc tăng tài sản ngắn hạn (tăng thêm 551,5 tỷ đồng).
Cập nhật quý 1/2021: Lợi nhuận quý 1 tăng 77% nhưng cả năm có thể giảm
Lũy kế Q1/2021, LNTT của Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (NTP) đạt 150 tỷ (+77% YoY) nhờ (1) trong T3/2021, NTP tăng giá bán sản phẩm .
Mức tăng 20-25% với một số nhóm sản phẩm PVC để điều chỉnh với đà tăng giá nguyên liệu hạt nhựa đã khiến các đại lý tăng tồn kho và (2) hưởng lợi một phần từ tồn kho nguyên liệu giá thấp trong Q4/2020.
Kết quả kinh doanh Q1/2021 tương đương hoàn thành 35% kế hoạch lợi nhuận năm.
Tổng doanh thu năm 2020 đạt 4,646 tỷ (-3% YoY) do ảnh hưởng của dịch bệnh khiến cho sản lượng tiêu thụ giảm 4.5% YoY. Tuy nhiên nhờ dự báo đúng xu hướng giá nguyên liệu, tăng tồn kho khi giá PVC xuống thấp (T4-T5/2020) nên biên LNG tăng từ 30.1% lên 30.9%.
Trong năm công ty có trích lập dự phòng phải thu 78.8 tỷ liên quan đến nhà phân phối Minh Hải khiến CP QLDN tăng mạnh 59%. LNST năm 2020 đạt 447 tỷ (+9.3% YoY).
Chi trả cổ tức 2020 tỷ lệ 25% tiền (15% đã ứng trước). Trích quỹ KTPL 10%. Kế hoạch năm 2021: 20% tiền và 10% cổ phiếu.
Kế hoạch kinh doanh 2021: Sản lượng 100,000 tấn (+10% YoY), doanh thu 5,100 tỷ (+16% YoY), LNTT 432 tỷ (-14% YoY) trong bối cảnh giá hạt nhựa đầu vào tăng cao.
Liên quan đến khoản phải thu của công ty Minh Hải (nhà phân phối lớn của NTP): Minh Hải đã dừng hoạt động từ 1/1/2020, hiện công ty đang phối hợp với NTP đôn đốc các khách hàng trả nợ (chủ yếu là các công trình lớn).
Dư nợ của Minh Hải đối với NTP hiện còn khoảng 180 tỷ, NTP tự tin vào khả năng thu hồi (trong năm 2020, NTP đã trích 78.8 tỷ dự phòng theo quy định).
NTP chính thức dừng triển khai dự án bất động sản tại số 2 An Đà (khu vực nhà máy cũ trong thành phố) do khó khăn trong tiến hành các thủ tục đầu tư. Hiện miếng đất số 2 An Đà vẫn có nhà máy của NTP hoạt động, NTP vẫn còn thời gian thuê đất dài tại đây.
Thoái vốn nhà nước (37.1%) sẽ thực hiện theo lộ trình của Nhà nước.
BSC dự báo năm 2021, doanh thu thuần của NTP đạt 5,065 tỷ đồng (+12.9% YoY) với giả định sản lượng tiêu thụ 97,100 tấn (+6.5% YoY), giá bán sản phẩm PVC +10% YoY.
LNST ước đạt 406 tỷ (-9.1% YoY) với giả định giá nguyên liệu PVC +30% YoY, HDPE và PPR +10% YoY, NTP không trích lập thêm dự phòng với khoản phải thu từ nhà phân phối Minh Hải.
EPS 2021F = 3,100 đồng/CP, P/E fw = 11.2 lần.
Công ty Chứng khoán BSC
Link nội dung: https://vinabull.vn/cap-nhat-co-phieu-ntp-loi-nhuan-quy-1-tang-77-nhung-ca-nam-co-the-giam-a498.html