Trong khi bán hàng phục hồi, hoạt động tài chính trong kỳ thua lỗ nặng. Doanh thu tài chính giảm nhẹ về hơn 520 triệu đồng, còn chi phí lại đội thêm gần 2,5 lần, lên hơn 10 tỷ. Toàn bộ chi phí tài chính đều đến từ lãi vay. Doanh nghiệp này đang có gần 609 tỷ đồng vay và nợ thuê tài chính. Trong đó, gần ba phần tư là các khoản vay ngắn hạn, tức đến hạn trả trong 12 tháng tiếp theo kể từ thời điểm lập báo cáo tài chính.
Tuy tiết giảm được một nửa chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, SCD vẫn phải gánh thêm các khoản chi tăng thêm khác như thanh lý tài sản cố định - vật tư, thuê đất, khấu hao... Nhóm chi phí khác tăng hơn 3 lần, lên khoảng 4,75 tỷ đồng.
Tổng lại, Sá xị Chương Dương lỗ gần 15,3 tỷ đồng, cải thiện 57% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, công ty đã thâm hụt lợi nhuận 14 quý liên tiếp. Lỗ lũy kế đến cuối tháng 6 hơn 233 tỷ đồng, kéo vốn chủ sở hữu âm gần 44 tỷ.
Lũy kế nửa đầu năm, SCD có 98,6 tỷ doanh thu, tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ năm trước. Công ty lỗ sau thuế hơn 32 tỷ đồng, giảm 15,5%.
Chương Dương, tiền thân là nhà máy Usine Belgique thuộc Tập đoàn B.G.I (Pháp). Đây là nhà máy sản xuất nước giải khát lớn nhất miền Nam giai đoạn cuối thế kỷ trước. Thế mạnh của Chương Dương là nước giải khát có gas, trong đó tiêu thụ ổn định nhất là dòng sản phẩm sá xị. Nhờ dòng sản phẩm này, kết quả kinh doanh giai đoạn 2007-2016 của doanh nghiệp luôn ổn định với mức lợi nhuận 20-30 tỷ đồng mỗi năm.
Tuy nhiên, trong khi nhiều thương hiệu đồ uống tràn ngập thị trường, Sá xị Chương Dương ngày càng thất thế với công nghệ cũ từ những năm 2000. Sau khi công ty mẹ Sabeco về tay người Thái, SCD có đợt hồi sinh trước khi dịch bệnh ập đến. Ban lãnh đạo mới chọn tiết kiệm tối đa chi phí hoạt động và tìm giải pháp cải thiện doanh số từ mở rộng kênh phân phối, đầu tư bao bì, khuyến mãi.
Năm ngoái, công ty nỗ lực cắt giảm và tối ưu hóa chi phí. Tuy nhiên, kinh doanh tiếp tục bị ảnh hưởng nặng nề do chi phí đầu vào tăng cao cộng với điều kiện kinh tế bên ngoài khó khăn, nhu cầu vẫn thấp hơn dự kiến.
Từ đầu tháng 5, Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) thông báo hủy niêm yết bắt buộc cổ phiếu SCD vì công ty lỗ ba năm liên tục trong giai đoạn 2021-2023 và vốn điều lệ xuống mức âm. Cổ phiếu này đang chuyển về sàn UPCoM.
Để khắc phục thua lỗ, ban lãnh đạo đưa ra chiến lược điều chỉnh giá bán để tăng cạnh tranh, tối ưu hóa chi phí sản xuất, tìm kiếm nhà cung cấp và thương lượng giá mua nguyên vật liệu tốt hơn. Song song đó, Sá xị Chương Dương cũng muốn đẩy mạnh chiến lược khuyến mãi và bán hàng.
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
CTCP Nước giải khát Chương Dương tiền thân là nhà máy Usine Belgique thuộc Tập đoàn B.G.I (Pháp). Đây là nhà máy sản xuất nước giải khát lớn nhất miền Nam giai đoạn trước năm 1975. Giữa năm 1977, Tập đoàn B.G.I chính thức chuyển nhượng quyền sở hữu và bàn giao toàn bộ nhà máy cho nhà nước với tên gọi Nhà máy nước ngọt Chương Dương.
Năm 2004, Chương Dương chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần và niêm yết tại HOSE sau đó hai năm.
Công ty CP Nước giải khát Chương Dương - SABECO
TẦM NHÌN
Phát triển thương hiệu Chương Dương trở thành 1 trong 5 thương hiệu nước giải khát hàng đầu tại Việt Nam với tiêu chí mức độ phổ biến của sản phẩm và mức độ yêu thích của người tiêu dùng. Với tầm nhìn ấy, trong nhiều năm trở lại đây, Chương Dương không ngừng nỗ lực phát triển sản phẩm mới phù hợp thị hiếu người tiêu dùng đồng thời luôn giữ vững chất lượng những sản phẩm đã làm nên thương hệu Chương Dương qua nhiều năm.
CHIẾN LƯỢC
Giữ vững vị thế hàng đầu của sản phẩm nước giải khát có gaz Sá Xị. Đa dạng hóa các sản phẩm có lợi cho sức khỏe nhằm đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp và bộ quy tắc ứng xử.
Tái cấu trúc Công ty, nâng cao năng lực cạnh tranh, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra
MỤC TIÊU
Xây dựng chiến lược phát triển tổng thể đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.
Tái cấu trúc Công ty, nâng cao năng lực cạnh tranh, phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra.
Đầu tư máy móc thiết bị duy trì sản xuất nhà máy hiện có. Khởi công xây dựng nhà máy hiện đại 50 triệu lít/năm giai đoạn 1.
Đầu tư xây dựng đội ngũ bán hàng, củng cố và phát triển hệ thống phân phối, tăng độ phủ của sản phẩm.
Đầu tư cho thị trường, cải tiến mẫu mã bao bì, gia tăng nhận biết thương hiệu, tái định vị thương hiệu Sá xị Chương Dương.
Giữ vững vị trí hàng đầu sản phẩm nước giải khát có gaz Sá xị.
Đa dạng hóa sản phẩm có lợi cho sức khỏe nhằm đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp và bộ quy tắc ứng xử.
Link nội dung: https://vinabull.vn/ket-qua-kinh-doanh-scd-sa-xi-chuong-duong-a474.html