Doanh thu thuần đạt 118,3 nghìn tỷ đồng (-11% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 168 tỷ đồng (-96% YoY). LNST sau lợi ích CĐTS thấp hơn kì vọng do chi phí tái cơ cấu từ việc (1) đóng các cửa hàng ICT và (2) xử lý tài sản không sử dụng được của Bách Hóa Xanh (BHX).
Trong Q4, MWG đóng cửa gần 200 CH TGDD & DMX, tuy nhiên doanh thu chỉ giảm nhẹ qoq. Ở chiều ngược lại, BHX ghi nhận doanh thu toàn chuỗi cả năm +15% yoy và đạt điểm hòa vốn T12/23.
LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ
TGDD & DMX: Doanh thu hai chuỗi này được dự báo phục hồi chậm ở mức 1 con số, đạt 89.767 tỷ đồng (+ 7% yoy) trong năm 2024 trên cơ sở (1) kinh tế phục hồi, (2) các chính sách hỗ trợ của chính phủ dành cho tiêu dùng trong nước và, (3) hàng tồn kho đối với các sản phẩm ICT đã về mức thấp.
Kì vọng biên lợi nhuận cho mảng ICT sẽ duy trì mức tương đương Q4.23 (~ 2.8%) khi cuộc chiến giá bớt khốc liệt. - Bách Hóa Xanh: Việc BHX hòa vốn trong T12.23 đã đưa MWG sang một bước phát triển mới.
Doanh thu BHX sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2024 nhờ tăng trưởng doanh thu cửa hàng cũ và mở mới một cách chọn lọc. Với giả định DTT BHX đạt 36.700 tỷ trong 2024 (+18% yoy) và MWG tiếp tục cắt giảm chi phí, kì vọng BHX có thể đem về lãi ròng 300 – 400 tỷ trong 2024.
RỦI RO ĐẦU TƯ - Sức mua hồi phục chậm hơn dự kiến đối với mảng ICT, cạnh tranh giá tiếp tục gay gắt - BHX không tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ như kì vọng (<15%).
Cập nhật ngày 12/7/2023: Tìm lại chính mình, giá mục tiêu 51.000 đồng/cp
Mảng bán lẻ ICT kì vọng hồi phục chậm trong 2 quý cuối năm
Từ T4.2023, MWG đã tham gia vào cuộc chiến giảm giá đối với các sản phẩm ICT và kí kết mở bán đặc biệt đối với một số model điện thoại giá rẻ như Xiaomi, Realme nhằm kích cầu tiêu dùng ở phân khúc thấp. Bước đi này đã giúp MWG tăng trưởng doanh thu hàng tháng trong bối cảnh thị trường chung suy giảm.
Với vị thế là nhà bán lẻ hàng đầu, MWG sẽ có lợi thế để đàm phán về giá nhập, và quyền đặt giá với các model độc quyền. Tuy nhiên, việc này sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của TGDD và DMX trong dài hạn.
Ngày 24/6/2023, Chính phủ đã chính thức thông qua nghị quyết giảm thuế VAT từ 10% còn 8% từ ngày 01.07.2023 đến ngày 31.12.2023. Phạm vi các mặt hàng được giảm thuế được cho là sẽ giống với năm 2022, trong đó sẽ không bao gồm các sản phẩm công nghệ thông tin như smartphone, máy tính bảng, laptop, … Do đó tác động của việc giảm thuế này lên nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm ICT là không nhiều so với kì vọng về tác động của 3 lần hạ mặt bằng lãi suất.
Cho cả năm 20203, dự phóng DTT cho nhóm sản phẩm điện thoại và điện máy lần lượt đạt 44.432 tỷ đồng và 35.084 tỷ đồng trong 2023, giảm 16.7% và 17.8% svck. Trong năm 2024, dòng sản phẩm điện máy sẽ có sức hồi phục tốt hơn điện thoại dựa trên kì vọng về sự ấm lên của thị trường bất động sản, tăng trưởng lần lượt 11.4% và 13.8% so với nền thấp của năm 2023.
Về biên lợi nhuận, chúng tôi giữ nguyên giả định về khả năng sinh lời của TGDD và DMX, ước tính biên LNST của 2 chuỗi này trong 2023F và 2024F lần lượt là 3.5% và 4%
Xét riêng mảng thực phẩm, chuỗi BHX của MWG vẫn đi đúng hướng khi tiếp tục ghi nhận tăng trưởng về doanh thu +6% yoy lũy kế 5 tháng đầu năm và doanh thu/CH/ tháng đạt 1.4 tỷ đồng trong tháng 5. Tỷ trọng hàng tươi sống tiếp tục gia tăng và tỷ lệ thất thoát thấp hơn giúp MWG gia tăng biên lợi nhuận gộp của BHX svck.
Kì vọng doanh thu trung bình /CH trong năm 2023 tăng lên 1.4 tỷ đồng/CH/tháng từ mức 1.35 tỷ đồng khi các nỗ lực thu hút khách hàng từ chợ truyền thống đang dần chứng minh được hiệu quả.
Giả định doanh thu thuần cho BHX trong năm 2023 lên 29.400 tỷ đồng (+ 3.7% so với ước tính trước đó), giữ nguyên ước tính lỗ kì vọng của chuỗi ở mức -4% trong 2023, tương ứng với tổng lỗ khoảng 1470 tỷ đồng. Kì vọng giảm lỗ của BHX trong 2023 svck đến từ (1) Loại bỏ 580 tỷ chi phí một lần của việc đóng cửa hàng (2) Cải thiện biên LNG và cắt giảm chi phí logistic.
Khuyến nghị đầu tư
Nhìn vào bức tranh doanh thu và lợi nhuận của MWG từ đầu 2023, chúng tôi cho rằng những gì xấu nhất về KQKD của doanh nghiệp đã được phản ánh trong Quý 1. Tuy nhiên, để đánh giá về khả năng phục hồi, VCBS cho rằng sẽ cần thêm thời gian để MWG chứng minh được hiệu quả của chiến lược kinh doanh mới cũng như khả năng đưa chuỗi Bách Hóa Xanh đến điểm hòa vốn trong 2024.
Các điểm quan trọng cần theo dõi đối với triển vọng đầu tư cổ phiếu MWG bao gồm (1) Mức độ tăng trưởng doanh thu, song sụt giảm biên lợi nhuận của mảng bán lẻ ICT (2) Doanh thu thuần trung bình/cửa hàng/tháng của mảng bách hóa để hướng tới điểm hòa vốn.
Dự phóng DTT của MWG trong 2023 khoảng 119.466 tỷ nhưng hạ LNST còn 2.151 tỷ, EPS fwd tương ứng đạt 1.470 đồng/CP, giảm 48% yoy; bên cạnh đó, nâng định giá P/S mục tiêu của mảng bách hóa để phản ánh những chuyển biến tích cực gần đây của Bách Hóa Xanh.
Do đó, mức giá mục tiêu mới VCBS đưa ra cho MWG là 51.000 đồng/CP.
Rủi ro: (1) Nhu cầu đối với các sản phẩm điện thoại, điện máy phục hồi chậm hơn kì vọng (2) Quá trình cải thiện Bách Hóa Xanh không đạt hiệu quả mong muốn.
Cập nhật ngày 4/6/2023: đang trong giai đoạn khó khăn nhất
KQKD: Quý 1.2023, MWG ghi nhận DTT đạt 27.105 tỷ đồng và LNST đạt 21.2 tỷ đồng, lần lượt giảm 26% và 98% svck năm 2022.
Nguyên nhân của sự suy giảm nghiêm trọng này đến từ bối cảnh ảm đạm chung của ngành bán lẻ, đặc biệt là đối với mặt hàng không thiết yếu (điện thoại, laptop…) khiến lợi nhuận MWG theo quý lùi về mức thấp nhất trong 10 năm trở lại đây.
Xét riêng mảng thực phẩm, chuỗi BHX của MWG vẫn đi đúng hướng nhận định của chúng tôi khi tiếp tục ghi nhận tăng trưởng về doanh thu (+5% yoy) và biên LNR (+ 400 bps).
Doanh thu/CH/ tháng đạt 1.3 tỷ đồng, trong đó đóng góp từ FMCG tương đương cùng kì và đóng góp từ gia dụng giảm do BHX đã loại một số hàng gia dụng ra khỏi danh mục sản phẩm.
Lượng khách vào cửa hàng duy trì tăng trưởng tích cực trong khi giá trị hóa đơn chỉ bằng 85% do tâm lý thắt chặt chi tiêu.
Điểm tích cực tiếp theo đến từ việc cải thiện biên LNR của BHX. Biên LNR của chuỗi trong Q1.2023 ước tính đạt -5.5%, mức cao nhất kể từ Q3.2021 khi DN hưởng lợi từ yếu tố COVID 19.
Theo BLĐ chia sẻ trong cuộc họp NĐT Q1.23, chi phí logistic của BHX đã giảm khoảng 15% svck trong Q1 và sẽ hướng tới giảm thêm 10% nữa cho tới cuối năm.
Triển vọng: (1) Mảng bán lẻ ICT nội địa kì vọng phục hồi trong 2 quý cuối năm 2023 trong khi chuỗi EraBlue đón nhận tín hiệu tích cực từ thị trường Indonesia (2) Bách Hóa Xanh tiếp tục cải thiện doanh thu và biên lợi nhuận ròng.
Về triển vọng 2023, BLĐ chia sẻ BHX sẽ vẫn tập trung cải thiện DT trung bình/CH trước khi tối ưu chi phí. Công ty chia sẻ đã tìm ra mô hình phù hợp để đáp ứng mong đợi về chất lượng và số lượng sản phẩm, song vẫn kiểm soát tốt được chi phí với kỳ vọng sẽ hòa vốn BHX vào cuối năm nay.
Theo ước tính dựa trên tương quan giữa doanh thu tháng và biên lợi nhuận ròng, BHX sẽ đạt được điểm hòa vốn khi DT trung bình/CH /tháng đạt khoảng 1.5 – 1.6 tỷ đồng.
Các chiến lược của BLĐ đặt ra với BHX bao gồm: (1) Tập trung cung cấp và nâng cao tỷ trọng hàng tươi sống, dùng hàng tươi sống như yếu tố thu hút lượng khách vào cửa hàng (Tỷ lệ 40% cuối Q1.23) (2) Triển khai chương trình khách hàng thân thiết VIP từ tháng 11/2022 cho tất cả các chuỗi bán lẻ của MWG bao gồm BHX (số lượng đăng kí 7 triệu đến cuối T4.23) (3) Tăng tỷ lệ hàng bán qua BHX online và nâng cao chất lượng dịch vụ vận chuyển. Theo BLĐ chia sẻ việc tập trung vận chuyển hàng qua DC online sẽ giúp MWG tối ưu tốt hơn chi phí logistics (4) Kế hoạch mở cửa hàng thận trong 2023 sẽ được bắt đầu từ tháng 5,6 tại các tỉnh thành BHX đã có cửa hàng, trước khi Bắc tiến và Trung tiến.
Theo BLĐ, MWG sẽ tạm ngưng mở mới An Khang để tập trung toàn lực cho BHX. Kết quả kinh doanh của An Khang cũng chưa đạt như mức kì vọng khi DTT/CH trung bình trong 3 tháng đầu năm đạt 350 triệu đồng, giảm khoảng 20% so với mức 400-500 triệu cùng kì.
Lỗ ước tính của An Khang trong Q1 cũng khoảng 74 tỷ, tương đương biên LNR khoảng -12%. Doanh nghiệp cho biết đang cân nhắc thuê chuyên gia bên ngoài để tham gia tư vấn danh mục sản phẩm phù hợp và chiến lược phát triển dài hạn đối với mảng dược phẩm bên cạnh việc phát triển hệ thống thu nhập dữ liệu từng khu vực để tăng doanh thu cho cửa hàng.
Rủi ro: (1) Nhu cầu đối với các sản phẩm điện thoại, điện máy phục hồi chậm hơn kì vọng (2) Quá trình cải thiện Bách Hóa Xanh không đạt hiệu quả mong muốn.
Khuyến nghị đầu tư
VCBS cho rằng MWG đang trải qua giai đoạn khó khăn nhất khi chịu tác động kép của hoạt động kinh doanh cốt lõi suy giảm nặng nề (TGDD và DMX) trong khi các mảng tăng trưởng cao (FMCG & dược phẩm) chưa thể tự đứng vững.
Ảnh hưởng tiêu cực này cũng cũng khó có thể kết thúc trước Q3.2023 khi các dấu hiệu của việc hồi phục vẫn chưa rõ ràng.
Cho năm 2023, VCBS hạ dự phóng DTT và LNST của MWG giảm còn 123.923 tỷ và 2.519 tỷ, EPS fwd 2023 ước tính đạt 1.721 đồng/CP, giảm 39% yoy.
Trong ngắn hạn, VCBS khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu MWG, nhưng cũng lưu ý rằng (1) MWG đang được giao dịch với định giá rất thấp (P/B = 2.4 tương đương với tháng 3/2020) và (2) Điểm đảo chiều có thể đến với MWG trong các quý cuối năm khi mảng bán lẻ ICT có chuyển biến tích cực và BHX cải thiện lợi nhuận.
VCBS đưa ra mức giá mục tiêu đối với MWG là 42.500 đồng/CP.
Cập nhật ngày 1/4/2021: Agriseco khuyến nghị mua cổ phiếu MWG, giá mục tiêu 165.000 đ/cp
Mặc dù dịch bệnh kéo dài trong đúng mùa cao điểm bán hàng, MWG ghi nhận doanh thu hợp nhất tích cực đạt 21.719 tỷ đồng (+6% yoy), lợi nhuận sau thuế đạt 999 tỷ đồng (+18% yoy), doanh thu và LNST lần lượt hoàn thành 17% và 21% kế hoạch năm 2021.
Trong đó kể đến mảng Bách Hóa Xanh có tỷ lệ tăng trưởng vượt trội với doanh thu, tăng 54% svck, đóng góp 18% cơ cấu doanh thu.
Như vậy tính riêng trong tháng 2, doanh thu và LNST của MWG lần lượt đạt 10.7 nghìn tỷ đồng (+34%yoy) và LNST đạt 505 tỷ đồng (+73%yoy).
Mặc dù sức mua mùa Tết giảm so với năm trước nhưng nhờ mở rộng chuỗi điện máy xanh supermini (ĐMS) với 21 cửa hàng mở mới trong tháng 2, giúp DN gia tăng tính cạnh tranh nhờ mở rộng thị phần, doanh thu lũy kế đạt 950 tỷ đồng.
Nhu cầu hồi phục cùng với việc MWG mở rộng 2 chuỗi này sẽ gigúp doanh thu năm tăng trưởng trở lại, nhất là khi năm nay có mùa Euro hỗ trợ mảng điện máy.
Ghi nhận doanh thu gần 4.000 tỷ đồng (+54%yoy). Kênh BHX online tiếp bước đà tăng mạnh mẽ cả về số lượng đơn hàng và doanh thu đóng góp, lần lượt tăng gấp 4 lần và giá trị đơn hàng gấp 3 lần svck.
Ước tính MWG có thể tiếp tục gia tăng biên gộp qua mở rộng quy mô và tăng cường bán các mặt hàng độc quyền và nhãn hàng riêng.
Tính đến hết tháng 2, đã có trên 242/500 cửa hàng BHX loại 500m2 được mở mới. Với kế hoạch mở rộng chuỗi BHX lên 2000 (tăng thêm 244) cửa hàng và 1000 siêu thị DMS (tăng thêm 612), ước tính MWG mở mới trung bình 30 cửa hàng/ tháng để đạt được kế hoạch đề ra.
MWG là cổ phiếu có cơ hội tốt để đầu tư dài hạn với tiềm năng tăng trưởng lớn dựa vào các yếu tố: (1)Mở rộng thị phần các chuỗi; (2)Tăng doanh thu giúp khai thác thêm lợi nhuận từ việc đàm phán tăng chiết khấu và bán nhãn hàng riêng.
Công ty Chứng khoán Agribank (Agriseco) tiếp tục duy trì khuyến nghị mua MWG với giá mục tiêu 2021 là 165.000đ.
Rủi ro: Dịch bệnh quay trở lại phức tạp hơn.
Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG)
MWG là nhà bán lẻ số 1 Việt Nam về doanh thu và lợi nhuận, với mạng lưới hơn 4.500 cửa hàng trên toàn quốc. MWG vận hành các chuỗi bán lẻ thegioididong.com, Điện Máy Xanh, Bách Hoá Xanh. Ngoài ra, MWG đã mở rộng ra thị trường nước ngoài với chuỗi bán lẻ điện thoại và điện máy tại Campuchia và đầu tư vào chuỗi nhà thuốc An Khang.
Tiền thân là Công ty TNHH Thế Giới Di Động (Mobile World Co. Ltd) thành lập năm 2004, Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (“Công ty” hay “MWG”) được thành lập theo Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Doanh Nghiệp số 0306731335 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Bình Dương cấp ngày 16/01/2009. Công ty là nhà bán lẻ số 1 tại Việt Nam tính theo quy mô, doanh thu và lợi nhuận; đồng thời là đại diện Việt Nam duy nhất góp mặt trong Top 100 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á-Thái Bình Dương theo bảng xếp hạng Top 500 Asia-Pacific Retailers do Tạp chí Bán lẻ châu Á (Retail Asia) bình chọn năm 2018.
Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) là nhà bán lẻ số 1 Việt Nam về doanh thu và lợi nhuận, với mạng lưới gần 4.000 cửa hàng trên toàn quốc. MWG vận hành các chuỗi bán lẻ thegioididong.com, Điện Máy Xanh, Bách Hóa Xanh. Ngoài ra, MWG còn mở rộng ra thị trường nước ngoài với chuỗi bán lẻ thiết bị di động và điện máy tại Campuchia. Năm 2020, thành viên mới của MWG là 4KFarm ra đời với mục tiêu cung cấp cho người tiêu dùng thực phẩm an toàn theo chuẩn 4 không (không thuốc trừ sâu, không chất bảo quản, không chất tăng trưởng, không sử dụng giống biến đổi gen).
VCBS & Agriseco
Link nội dung: https://vinabull.vn/agriseco-duy-tri-khuyen-nghi-mua-co-phieu-mwg-voi-gia-muc-tieu-165000-dcp-a395.html