Ôtô điện đang trở thành xu hướng, bên cạnh sự lựa chọn xe xăng của người tiêu dùng. Tuy vậy, sự phát triển nhanh của phương tiện này cũng khiến nhiều cổ đông của Petrolimex lo ngại ảnh hưởng tới tăng trưởng của tập đoàn này, khi xăng dầu vẫn là mảng kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp.
"Tăng trưởng xăng dầu sẽ chịu rủi ro trước sự phát triển của xe điện. Lãnh đạo tập đoàn đã chuẩn bị gì để ứng phó xu hướng phát triển này?", cổ đông đặt câu hỏi.
Ông Phạm Văn Thanh nói số lượng xe điện bán ra tăng nhanh, nhưng thị phần chỉ chiếm dưới 1%. Theo ông, loại xe này hiện đáp ứng nhu cầu chủ yếu của các gia đình, cá nhân song chưa thể thay thế các phương tiện giao thông, vận chuyển.
"Xu hướng sử dụng tăng từng ngày, nhưng thời điểm hiện tại chưa tạo rủi ro lớn, tác động đáng kể tới thị trường xăng dầu trong nước, hay Petrolimex", ông Thanh nói, thêm rằng xăng dầu vẫn giữ vai trò quan trọng trong giao thông thời điểm này.
Tuy nhiên, đại diện Petrolimex dẫn ý kiến các chuyên gia cho rằng 5-7 năm tới, ôtô điện sẽ cạnh tranh đáng kể theo xu hướng thị trường. Để chuẩn bị cho việc này, "ông lớn" xăng dầu chiếm hơn 50% thị phần cho biết họ đang nghiên cứu cơ hội đầu tư, phát triển thị trường trạm sạc và các dịch vụ gia tăng.
Cùng đó, đại gia xăng dầu này tính tới phát triển những sản phẩm năng lượng xanh, sạch, chất lượng cao. Năm 2030, tập đoàn mục tiêu có 50% doanh thu từ các sản phẩm này và tăng lên 100% vào 2045.
Tại đại hội, các cổ đông cũng đặt câu hỏi về áp dụng hóa đơn điện tử từng lần bán của Petrolimex. Phó tổng giám đốc Lưu Văn Tuyển cho biết hệ thống hơn 2.700 cửa hàng bán lẻ xăng dầu của tập đoàn đã ứng dụng hóa đơn điện tử từng lần bán, kết nối với cơ quan thuế.
"Tập đoàn đã chuẩn bị hạ tầng, giải pháp từ 2015 nên khi triển khai chỉ tốn hơn 1 tỷ đồng để phủ tất cả cửa hàng thuộc hệ thống", ông Tuyển cho hay.
Petrolimex hiện là nhà bán lẻ xăng dầu lớn nhất Việt Nam với 17.000 cửa hàng trên toàn quốc, chiếm hơn 50% thị phần kinh doanh, bán lẻ xăng dầu cả nước.
Hôm nay, đại hội cổ đông Petrolimex cũng thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay. Trong đó, sản lượng xăng dầu xuất bán dự kiến hơn 13 triệu (m3, tấn), giảm 9% so với năm trước. Doanh thu hợp nhất tương ứng 188.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 2.900 tỷ. Các mức này giảm lần lượt 32% và 26% so với năm ngoái.
Lý giải về việc đặt kế hoạch đi lùi năm nay, lãnh đạo Petrolimex nhận định, kinh tế thế giới dự báo còn bấp bênh, cạnh tranh giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, cũng như xung đột Nga - Ukraine chưa có hồi kết, căng thẳng Biển Đỏ, lạm phát cao. Cùng đó, chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất kéo dài dẫn đến nguy cơ suy thoái và sụt giảm nhu cầu tiêu dùng ở nhiều quốc gia.
Thành viên cập nhật ngày 1/3/2023: thu về 2.556 tỷ đồng thoái vốn PG Bank (PGB)
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vừa thông báo về phương án thoái vốn (chuyển nhượng vốn) đầu tư tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank - Mã chứng khoán: PGB).
Theo đó, tập đoàn này sẽ chào bán công khai toàn bộ 120 triệu cổ phiếu PGB đang sở hữu, tương đương với 40% số cổ phần đang lưu hành của ngân hàng.
Thương vụ dự kiến được thực hiện theo hình thức đấu giá công khai qua Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE). Số lượng đăng ký mua tối thiểu là 100 cổ phần và nhà đầu tư phải đăng ký theo bội số của 100 cổ phần.
Petrolimex đã chốt giá khởi điểm chào bán là 21.300 đồng mỗi cổ phần (cao hơn 25% so với thị giá trên sàn của cổ phiếu PGB là 17.000 đồng vào ngày 28/2). Theo đó số tiền đại gia xăng dầu này có thể thu về không dưới 2.556 tỷ đồng nếu bán được toàn bộ.
Theo báo cáo quý IV/2022, Petrolimex đang nắm giữ 40,57% vốn cổ phần của PG Bank, tương ứng giá trị đầu tư là 1.834 tỷ đồng. Nếu thương vụ diễn ra thành công, Petrolimex có thể lãi kế toán 722 tỷ đồng.
Hiện PG Bank vẫn là đơn vị có vốn điều lệ nhỏ trong hệ thống ngân hàng với chỉ 3.000 tỷ đồng. Trong đó, Petrolimex là cổ đông lớn duy nhất tại ngân hàng.
Vào giữa tháng 7/2022, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận việc chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần của Petrolimex tại PG Bank thông qua hình thức đấu giá công khai. Giới đầu tư đang theo dõi về nhóm cổ đông mới có thể thế chân Petrolimex.
Hoạt động kinh doanh của PG Bank cũng đang tiến triển tích cực khi báo lãi trước thuế hơn 119 tỷ đồng trong quý IV/2022, tăng trưởng 107%. Lợi nhuận cả năm đạt 506 tỷ, tăng 54% so với năm ngoái và vượt 24% kế hoạch năm.
Tổng tài sản của ngân hàng đạt hơn gần 49.000 tỷ đồng, mở rộng gần 21% so với cuối năm 2021. Tín dụng tăng trưởng 5,6%, huy động vốn tăng hơn 11%. Lượng trái phiếu đặc biệt của VAMC tại PG Bank là hơn 951 tỷ đồng, tăng 34% sau một năm.
Thành viên cập nhật ngày 6/2/2023: sắp bán vốn PG Bank thu về không dưới 2.556 tỷ đồng
Hội đồng quản trị Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vừa thông qua phương án thoái vốn (chuyển nhượng vốn) đầu tư tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank - Mã chứng khoán: PGB).
Quyết định dựa trên cơ sở đề xuất của Tiểu ban tái cơ cấu PG Bank tại Tờ trình ngày 13/1 và Báo cáo thẩm định, đề xuất của Liên Ban - Phòng: Chiến lược và Đầu tư, Kiểm soát, Kiểm toán, Quản trị rủi ro, Tài chính - Kế toán và Phòng Pháp chế Tập đoàn ngày 27/1.
Petrolimex sẽ thực hiện theo hình thức đấu giá công khai qua Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HoSE). Ông lớn xăng dầu hiện nắm giữ 120 triệu cổ phiếu PGB, tương đương 40% cổ phần ngân hàng.
Mức giá khởi điểm sẽ lấy giá cao nhất một trong hai mức giá sau. Thứ nhất là giá xác định của tổ chức thẩm định giá theo phương pháp tài sản (21.300 đồng/cổ phần). Hoặc giá tham chiếu bình quân 30 phiên giao dịch liên tiếp của PGB trên sàn chứng khoán trước ngày phê duyệt phương án thoái vốn.
Thông tin cổ đông lớn rút vốn đang tác động tích cực đến cổ phiếu PGB. Mã chứng khoán này đã tăng trần trong phiên hôm nay lên 19.500 đồng, tăng gần 20% kể từ đầu năm đến nay.
Hoạt động kinh doanh của PG Bank cũng đang tiến triển tích cực khi báo lãi trước thuế hơn 119 tỷ đồng trong quý IV/2022, tăng trưởng 107%. Lợi nhuận cả năm đạt 506 tỷ, tăng 54% so với năm ngoái và vượt 24% kế hoạch năm.
Tổng tài sản của ngân hàng đạt hơn gần 49.000 tỷ đồng, mở rộng gần 21% so với cuối năm 2021. Tín dụng tăng trưởng 5,6%, huy động vốn tăng hơn 11%. Lượng trái phiếu đặc biệt của VAMC tại PG Bank là hơn 951 tỷ đồng, tăng 34% sau một năm.
Hiện PG Bank vẫn là đơn vị có vốn điều lệ nhỏ trong hệ thống ngân hàng với chỉ 3.000 tỷ đồng. PG Bank từng được lên kế hoạch sáp nhập vào VietinBank và HDBank nhưng đều không thành công.
Vào giữa tháng 7/2022, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận việc chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần của Petrolimex tại PG Bank thông qua hình thức đấu giá công khai. Giới đầu tư đang theo dõi về nhóm cổ đông mới có thể thế chân Petrolimex.
Với mức giá không thấp hơn 21.300 đồng, nhà đầu tư mới muốn mua toàn bộ số cổ phần trên dự kiến phải chi ra số tiền không dưới 2.556 tỷ đồng.
Thành viên cập nhật ngày 25/3/2021: thu về 1.400 tỷ đồng sau khi ENEOS mua xong 25 triệu cổ phiếu quỹ
Theo dữ liệu của HOSE, Tập đoàn ENEOS Corporation đã hoàn tất việc mua 25 triệu cổ phiếu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (PLX).
Thời gian thực hiện giao dịch này là từ ngày 01/03 đến 19/03. Giao dịch này giúp tăng tỷ lệ sở hữu của ENEOS tại PLX từ 9% trước đây lên 11%. Tương ứng, PLX thu về số tiền trị giá 1.400 tỷ đồng dựa theo giá bán trung bình là 57.057 đồng/CP từ giao dịch này.
Sau giao dịch, PLX hiện sở hữu 50 triệu cổ phiếu quỹ còn lại – tương ứng khoảng 4% cổ phần.
Tập đoàn ENEOS Corporation là công ty mẹ của JX Nippon Oil & Energy Vietnam – 1 NĐT chiến lược của PLX.
Công ty Chứng khoán Bản Việt khuyến nghị KHẢ QUAN cho PLX với giá mục tiêu 62.400 đồng/CP (tổng mức sinh lời dự phóng 14,7%, bao gồm lợi suất cổ tức 3,9%).
Dựa theo giá đóng cửa hôm nay, PLX hiện được giao dịch tại P/E năm 2021 là 23,5 lần và P/E năm 2022 là 16,0 lần.
PLX là doanh nghiệp nắm giữ vị thế dẫn đầu trong kinh doanh Bán lẻ xăng dầu, thành công với các định hướng mới như Nhiên liệu bay, Kho ngoại quan…
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, mã PLX)
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) hiện nay được hình thành từ việc cổ phần hóa và cấu trúc lại Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam theo Quyết định số 828/QĐ-TTg ngày 31.5.2011 của Thủ tướng Chính phủ, là công ty đại chúng theo văn bản số 2946/UBCK-QLPH ngày 17.8.2012 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Lĩnh vực kinh doanh chính của Petrolimex là xuất nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu, lọc - hóa dầu, đầu tư vốn vào các doanh nghiệp khác để kinh doanh các ngành nghề mà Petrolimex đang kinh doanh và các ngành nghề kinh doanh khác theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh các lĩnh vực xăng dầu, dầu mỡ nhờn & các sản phẩm hóa dầu, khí hóa lỏng và vận tải xăng dầu; Petrolimex đầu tư kinh doanh vào các ngành nghề: Thiết kế, xây lắp, cơ khí và thiết bị xăng dầu; bảo hiểm, ngân hàng và các hoạt động thương mại dịch vụ khác; trong đó, nhiều thương hiệu được đánh giá là dẫn đầu Việt nam như PLC, PGC, PG Tanker, Pjico,.. …
Trong lĩnh vực xăng dầu, Petrolimex tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trên thị trường nội địa theo đúng chỉ đạo của Chính phủ. Cùng với 29 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu khác và 120 thương nhân phân phối xăng dầu (số liệu có đến ngày 12.01.2017), Petrolimex bảo đảm đầy đủ và kịp thời các chủng loại xăng dầu phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm an ninh quốc phòng và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. 43/69 đơn vị thành viên Petrolimex trực tiếp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn 62/63 tỉnh, thành phố. Ở nước ngoài, Petrolimex có Công ty TNHH 1 thành viên Petrolimex tại Singapore, Công ty TNHH 1 thành viên Petrolimex tại Lào và đã mở Văn phòng đại diện Petrolimex tại Campuchia.
Đối với hoạt động bán lẻ xăng dầu; trong số hơn 14.000 cửa hàng xăng dầu thuộc tất cả các thành phần kinh tế (số liệu có đến 30.11.2015), Petrolimex sở hữu 2.471 (số liệu có đến ngày 10.01.2017) cửa hàng hiện diện trên khắp cả nước tạo điều kiện thuận lợi để người tiêu dùng sử dụng hàng hoá, dịch vụ do Petrolimex trực tiếp cung cấp. Tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn - nơi hiệu quả kinh doanh thấp nhưng ý nghĩa chính trị- xã hội cao, Petrolimex có thị phần cao hơn so với thị phần bình quân của toàn Tập đoàn. Tính chung trên phạm vi cả nước và căn cứ sản lượng xăng dầu thực xuất bán tại thị trường nội địa (tại Việt Nam) năm 2013, thị phần thực tế của Petrolimex khoảng 50%.
Bên cạnh mặt hàng xăng dầu, tại cửa hàng xăng dầu Petrolimex còn có các hàng hóa, dịch vụ khác như dầu mỡ nhờn, gas, bảo hiểm, ngân hàng, v.v… do các đơn vị thành viên Petrolimex sản xuất, cung cấp. Petrolimex là doanh nghiệp đầu tiên áp dụng phương thức bán xăng dầu thanh toán bằng thẻ Flexicard với nhiều tiện ích và sẽ triển khai dịch vụ chuyển tiền nhanh tại Việt Nam.
Tiền thân của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam là Tổng công ty Xăng dầu mỡ được thành lập theo Nghị định số 09/BTN ngày 12.01.1956 của Bộ Thương nghiệp. Ngày truyền thống: 13 tháng 3 hàng năm.
Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) tiền thân là Tổng công ty Xăng dầu mỡ được thành lập theo Nghị định số 09/BTN ngày 12.01.1956 của Bộ Thương nghiệp và được thành lập lại theo Quyết định số 224/TTg ngày 17.4.1995 của Thủ tướng Chính phủ.
Tổng công ty Xăng dầu Vệt Nam có: 41 Công ty thành viên, 34 Chi nhánh và Xí nghiệp trực thuộc các Công ty thành viên 100% vốn Nhà nước, 23 Công ty cổ phần có vốn góp chi phối của Tổng công ty, 3 Công ty Liên doanh với nước ngoài và 1 Chi nhánh tại Singapore.
Là doanh nghiệp nhà nước trọng yếu, được xếp hạng đặc biệt, có quy mô toàn quốc, bảo đảm 60% thị phần xăng dầu cả nước; Petrolimex luôn phát huy vai trò chủ lực, chủ đạo bình ổn và phát triển thị trường xăng dầu, các sản phẩm hoá dầu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước và bảo đảm an ninh quốc phòng...
Chặng đường 55 năm xây dựng và phát triển của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam luôn gắn liền với các sự kiện lịch sử trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Giai đoạn 1956-1975: Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam có nhiệm vụ đảm bảo nhu cầu xăng dầu cho sự nghiệp khôi phục, phát triển kinh tế để xây dựng CNXH và chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc; cung cấp đầy đủ, kịp thời xăng dầu cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc. Với thành tích xuất sắc trong giai đoạn này, Nhà nước đã phong tặng 8 đơn vị thành viên của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, 1 cá nhân Anh hùng lao động và công nhận 31 CBCNV là liệt sĩ trong khi làm nhiệm vụ.
Giai đoạn 1976-1986: Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam bắt tay khôi phục các cơ sở xăng dầu bị tàn phá ở miền Bắc, tiếp quản các cơ sở xăng dầu và tổ chức mạng lưới cung ứng xăng dầu ở các tỉnh phía Nam, thực hiện cung cấp đầy đủ, kịp thời nhu cầu xăng dầu cho sản xuất, quốc phòng và đời sống nhân dân đáp ứng yêu cầu hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng CNXH trên phạm vi cả nước. Trong giai đoạn này Nhà nước đã tặng thưởng Huân chương độc lập hạng nhì cho Tổng công ty, phong tặng 1 cá nhân danh hiệu Anh hùng lao động và nhiều huân chương lao động cho các tập thể, cá nhân.
Giai đoạn 1986-2011: Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam thực hiện chiến lược đổi mới và phát triển theo chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, chuyển hoạt động sản xuất kinh doanh sang cơ chế thị trường định hướng XHCN, từng bước xây dựng Tổng công ty trở thành hãng xăng dầu quốc gia mạnh và năng động để tham gia hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Trong giai đoạn này, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Chiến công hạng Nhì cho Tổng công ty, phong tặng 2 đơn vị thành viên danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, 5 chiến sỹ thi đua toàn quốc và 114 Huân chương Lao động các hạng cho các tập thể, cá nhân.
Link nội dung: https://vinabull.vn/cap-nhat-co-phieu-plx-petrolimex-a346.html