Năm nay, công ty đặt kế hoạch tổng doanh thu gần 13.500 tỷ đồng và gần 1.500 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Trong đó, chỉ tiêu sản xuất hơn 880.000 tấn urê quy đổi, 160.000 tấn NPK. Về sản lượng kinh doanh, urê dự kiến 760.000 tấn, các sản phẩm từ gốc urê 100.000 tấn, NPK 160.000 tấn và phân bón tự doanh 211.000 tấn.
Đại hội cũng tái bổ nhiệm ông Văn Tiến Thanh là thành viên Hội đồng quản trị - Tổng Giám đốc công ty, bầu ông Lê Cảnh Khánh làm kiểm soát viên của công ty.
Cổ đông cũng bỏ phiếu 100% cho tờ trình sửa đổi, bổ sung Hợp đồng mua bán khí với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, nhằm tăng thêm cơ sở pháp lý cho PVCFC về nguồn cung cấp khí và giá khí trong thời gian tới.
Phát biểu tại phiên họp, ông Văn Tiến Thanh chia sẻ về 6 nhóm mục tiêu trọng tâm của công ty là sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu phát triển, hợp tác đầu tư mở rộng kinh doanh, phát triển nguồn nhân lực và chuyển đổi số. Trong đó, ông nhấn mạnh vấn đề vận hành nhà máy Đạm Cà Mau đảm bảo hiệu quả, an toàn, ổn định; cải tiến, đa dạng hóa nguồn nguyên liệu, sản phẩm, nâng cao chất lượng, tăng tính khác biệt của sản phẩm đối với người tiêu dùng.
Về hoạt động kinh doanh, lãnh đạo đề xuất duy trì hiệu quả các thị trường truyền thống và phát triển kinh doanh quốc tế; nghiên cứu phát triển sản phẩm mới theo xu hướng nông nghiệp xanh như NPK hòa tan, phân bón lá bên cạnh hữu cơ vi sinh, các giải pháp canh tác công nghệ cao... Công ty sẽ chuyển đổi số, tăng cường ứng dụng CNTT trong hoạt động sản xuất kinh doanh, quản trị, truyền thông.
Tầm nhìn trung và dài hạn, doanh nghiệp đặt mục tiêu tăng trưởng sản lượng kinh doanh các dòng sản phẩm phân bón 6-10% một năm, cải thiện tốc độ tăng trưởng doanh thu 5-10% một năm; phấn đấu đến năm 2025 là một trong năm đơn vị có quy mô kinh doanh hàng đầu Đông Nam Á về doanh thu.
Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh phân bón. Năm 2022, doanh thu hợp nhất và lợi nhuận của PVCFC đạt mức kỷ lục, lần lượt hơn 16.200 tỷ đồng gần 4.600 tỷ đồng.
Song song với việc đảm bảo sản xuất kinh doanh, PVCFC còn theo định hướng phát triển bền vững, đảm bảo hài hòa lợi ích cho cả doanh nghiệp và khách hàng, nhất là chính sách cho người lao động.
Ngoài các hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty chú trọng các hoạt động an sinh xã hội. Năm 2022, PVCFC đã dành hơn 40 tỷ đồng để xây dựng nông thôn mới, xây dựng các công trình phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn như điện chiếu sáng, cầu, đường, hệ thống cấp nước sạch và vệ sinh môi trường... Xây dựng nhà tình nghĩa, đại đoàn kết cho các hộ gia đình chính sách, sẻ chia cùng nông dân vùng thiên tai, lũ lụt vượt qua khó khăn trong cuộc sống, phục hồi canh tác. Công ty cũng duy trì quỹ học bổng "Phân bón Cà Mau - Hạt ngọc mùa vàng" hơn 10 năm nay và nhiều hoạt động cho sự phát triển giáo dục.
Công ty Phân bón Dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau, DCM)
Sở hữu tiềm năng góp phần làm thay đổi diện mạo miền Cửu Long, Cà Mau là tỉnh cực Nam được lãnh đạo Đảng, Nhà nước chọn đặt một cụm công nghiệp hiện đại tạo động lực phát triển kinh tế xã hội vùng. Cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau trở thành dự án trọng điểm quốc gia, nhận được sự đầu tư của các thế hệ người dầu khí và tiềm lực tầm cỡ.
Trên nền tảng đó, năm 2011, Công ty TNHH Một thành viên Phân bón Dầu khí Cà Mau được thành lập, năm 2012 cho ra đời sản sản phẩm Đạm Cà Mau.
Sự thành công của câu chuyện "Hạt ngọc mùa vàng" không chỉ xác lập những kỷ lục mới về sản lượng, những giải thưởng danh giá mà còn khẳng định bản sắc thương hiệu trên thị trường nông nghiệp. Những nền tảng vững chắc đó đã tiếp thêm sức cho sự chuyển mình, trở thành động lực cho hành trình bứt phá dẫn đầu của công ty sau hơn một thập kỷ.
Công ty đã trải qua hành trình hơn 10 năm với những dấu ấn đáng nhớ như đạt sản lượng sản xuất đạt 1 triệu tấn sau 15 tháng đi vào vận hành (năm 2013), trở thành công ty niêm yết đại chúng với thương vụ IPO lớn năm 2014. Đơn vị đồng thời được công nhận là Thương hiệu Quốc gia, nhận bằng khen Huân chương Lao động hạng Nhì vào năm 2016 và lọt Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam trong nhiều năm.
Thời gian tới, ban lãnh đạo lên kế hoạch thay đổi mô hình kinh doanh để mở rộng thị trường. Mục tiêu đến năm 2025, mức độ nhận biết thương hiệu Đạm Cà Mau của khách hàng tại Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Campuchia đạt ít nhất 65%.
Hơn nữa, Đạm Cà Mau sẽ đa dạng hóa các nhóm sản phẩm và đặt kế hoạch tiếp cận nhanh với xu hướng công nghệ, từng bước giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu khí đầu vào cho sản xuất. Mục tiêu đến năm 2025, tổng doanh thu kỳ vọng tăng lên 15.000 tỷ đồng, sản lượng urê đơn vị đạt 115% so với sản lượng thiết kế cũng như tìm kiếm được nguyên liệu đầu vào thay thế thay thế các nguồn khí hiện có.
Ngoài ra, Ban lãnh đạo cũng chia sẻ, DCM đã tìm được phương án cho lộ trình giảm tỷ lệ nắm giữ cổ phần của Tập đoàn Dầu khí (PVN) từ 75,56% xuống 51% vốn trong tương lai.
Link nội dung: https://vinabull.vn/cap-nhat-co-phieu-dcm-dam-ca-mau-a246.html