CTCP Công trình Viettel (CTR) là công ty con của Tập đoàn Viettel, hoạt động trong 5 lĩnh vực: Xây dựng (hạ tầng viễn thông, dân dụng); Vận hành khai thác viễn thông và dân dụng, Giải pháp tích hợp; Hạ tầng viễn thông cho thuê (“TowerCo”) và Dịch vụ kỹ thuật.
CTR được kỳ vọng hưởng lợi trong bối cảnh chuyển đổi số tăng mạnh và việc bắt đầu triển khai mạng 5G tại Việt Nam.
❖ KQKD 8T/2023 tiếp tục duy trì 2 chữ số: Trong tháng 8, CTR đã đạt mức lợi nhuận cao nhất kể từ tháng 10/2022 với gần 59 tỷ đồng, tăng 7% svck. Lũy kế 8 tháng đầu năm, KQKD duy trì tăng trưởng cao khi doanh thu và LNST đều có mức tăng 20% yoy. Hầu hết các mảng kinh doanh ghi nhận KQKD tích cực, trong đó doanh thu mảng TowerCo tăng trưởng cao hơn 40% yoy.
❖ Mảng TowerCo kỳ vọng giúp cải thiện biên lợi nhuận: Doanh thu ghi nhận tăng trưởng cao hơn 40% yoy nhờ số lượng trạm BTS mới gia tăng. Doanh thu dự báo tăng trưởng 20 -30% yoy năm 2023 nhờ số lượng trạm thuê tăng và tỷ lệ dùng chung tăng từ 1.03 lên 1.04. Qua đó, biên lợi nhuận của CTR có thể được cải thiện. CTR đã trở thành công ty TowerCo lớn nhất cả nước, vượt OCK Towerco với việc sở hữu 5.385 trạm, tăng 1.099 trạm so với đầu năm, tuy nhiên kế hoạch xây dựng 2.000 - 2.500 trạm/năm khó thực hiện được.
❖ Tiến độ các hợp đồng ký mới tại các lĩnh vực Xây dựng tốt: Mảng xây dựng có KQKD ấn tượng khi DT đạt 1.946 tỷ VND (+22% yoy). CTR đã ký 1.886 tỷ đồng doanh thu từ xây dựng mảng B2C và B2B, vượt mức kế hoạch đề ra. Dự kiến mảng xây dựng doanh thu tăng trên 25% yoy trong năm 2023 nhờ các hợp đồng ký mới dự án xây dựng dân dụng tại Myanmar, các dự án nghỉ dưỡng tại Hòa Bình, Quảng Nam, đồi trạm biên phòng (36 tỉnh), nhà xưởng DRC (Đà Nẵng); xây dựng các trường học ở Hà Nam, Tuyên Quang, Vũng Tàu.
❖ Mở rộng 5G sẽ là động lực tăng trưởng chính trong dài hạn: Mảng Xây dựng viễn thông và Hạ tầng cho thuê kỳ vọng hưởng lợi nhờ nhu cầu thuê hạ tầng viễn thông và sử dụng Internet tăng khi Chính phủ đẩy mạnh triển khai mạng 5G.
Tình hình triển khai 5G đang có các tín hiệu tích cực khi Bộ TTTT dự kiến sẽ cấp tần số thương mại 5G cuối năm 2023, dừng cấp sóng 2G từ tháng 12/2023 và các DN đủ điều kiện sẽ được triển khai thương mại chính thức trong năm 2024.
Nếu mạng 5G được triển khai vào cuối năm nay thì đây sẽ là động lực đóng góp giúp cải thiện KQKD của CTR trong dài hạn.
CTCP Công trình Viettel (CTR) kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng vượt kế hoạch đề ra cả năm 2023 với đà tăng trưởng trên 20% trong 8 tháng đầu năm nhờ câu chuyện chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ và CTR khả năng được hưởng lợi khi Việt Nam bắt đầu triển khai phát triển mạng 5G vào cuối năm nay.
Với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm hơn 20% CAGR trong hơn 10 năm qua về lợi nhuận sau thuế, CTR là một cổ phiếu phù hợp đầu tư trong trung và dài hạn. CTR đang có mức định giá hấp dẫn khi P/Ef 2023 15,2x, thấp hơn trung bình 3 năm gần nhất.
Do đó, Agriseco Research khuyến nghị TĂNG TỶ TRỌNG cổ phiếu CTR với giá mục tiêu là 90.000 đ/cp trong 1 năm tới.
Cập nhật ngày 30/5/2022: BSC khuyến nghị MUA cổ phiếu CTR (Viettel Construction), giá mục tiêu 94.500 đồng/cp
Định giá
BSC đưa ra khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu CTR với giá mục tiêu 94,500 đồng, cho năm 2022 dựa trên hai phương pháp FCFE và PE với tỷ trọng 50%/50%.
Dự báo kết quả kinh doanh năm 2022
BSC dự báo doanh thu và lợi nhuận năm 2022 của CTR lần lượt ước đạt 8,578 tỷ đồng (+15.2% YoY) và lợi nhuận sau thuế đạt 462 tỷ đồng (+23.2% YoY). EPS FW 2022 = 4,875 đồng. PE FW 2022 = 15.8 lần.
Kế hoạch kinh doanh năm 2022
CTR đặt kế hoạch doanh thu năm 8,586 tỷ (+15% YoY) và lợi nhuận sau thuế đạt 414 tỷ (+10% YoY).
Triển vọng kinh doanh năm 2022
Nhóm hoạt động kinh doanh thuộc ngành Viễn thông: Xây dựng Viễn thông suy giảm cho nhu cầu mới thấp, Vận hành khai thác và ứng cứu thông tin tăng trưởng từ thị trường nước ngoài, Hạ tầng cho thuê (TowerCo) tăng trưởng cao khi công ty tăng số lượng trạm và cải thiện tỷ lệ dùng chung.
Nhóm hoạt động kinh doanh ngoài ngành Viễn thông: Xây dựng dân dụng kỳ vọng đi ngang khi giá vật liệu xây dựng neo cao, Giải pháp tích hợp chưa được hưởng lợi từ các dự án năng lượng.
Rủi ro
Rủi ro liên quan đến hoạt động kinh doanh tại nước ngoài
Rủi ro liên quan đến tiến độ triển khai 5G tại Việt Nam
Rủi ro liên quan đến giá vật liệu xây dựng tăng cao
Cập nhật ngày 8/3/2021: Bản Việt duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN
Chúng tôi duy trì quan điểm tích cực cho khả năng của CTR trong việc tận dụng đà tăng trưởng tiêu thụ dữ liệu di động ngày càng tăng của Việt Nam, đặc biệt với sự tham gia vào mảng cho thuê hạ tầng (towerco) hấp dẫn.
Chúng tôi tăng giá mục tiêu thêm 9% khi tăng dự báo EBITDA giai đoạn 2021-2023 thêm tổng cộng 6% khi KQKD quý 4/2020 vượt kỳ vọng của chúng tôi cho phần lớn các mảng kinh doanh - đặc biệt đối với biên EBITDA của mảng towerco và doanh thu của mảng tích hợp hệ thống.
Dự báo tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) EBITDA đạt 34% trong giai đoạn 2020-2023, dẫn dắt bởi CAGR mảng towerco đạt 133% khi CTR sẽ mở rộng số lượng trạm viễn thông của công ty từ 1.500 vào cuối năm 2020 lên 6.000 vào cuối năm 2023. Dự báo mảng towerco sẽ gia tăng đóng góp EBITDA từ 10% trong năm 2020 lên 50% trong năm 2023.
Giá mục tiêu của chúng tôi dựa theo định giá chiết khấu dòng tiền DCF và EV/EBITDA mục tiêu là 16 lần đối với mảng towerco (cao hơn 10% so với mức trung bình 5 năm của các công ty towerco tại Châu Á mới nổi) và 7-9 lần đối với các mảng kinh doanh khác.
Yếu tố hỗ trợ: Hiện thực hóa kế hoạch của Tập đoàn Viettel (Viettel – công ty mẹ của CTR) chuyển giao 10,000 trong số 40,000 trạm viễn thông hiện có sang CTR trong giai đoạn 2021-2025; triển khai 5G nhanh chóng thúc đẩy nhu cầu small cell.
Rủi ro: tăng trưởng tiêu thụ dữ liệu di động chậm; Viettel ưu tiên tự sở hữu trạm viễn thông thay vì thuê ngoài từ CTR; các nhà khai thác mạng di động khác không muốn chia sẻ trạm viễn thông.
Tổng Công ty CP Công trình Viettel - CTR
CTR, tiền thân là Xí nghiệp Xây lắp Công trình được thành lập ngày 30 tháng 10 năm 1995, là đơn vị hạch toán độc lập, một phần không thể thiếu trong hệ sinh thái Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội. Sau khi làm tốt các nhiệm vụ của đất nước, người Công trình Viettel đã ý thức và bắt tay vào hành động mang đến một cuộc sống chú trọng trải nghiệm, sự tiện nghi, hiện đại hơn đến với công chúng.
Sau nhiều lần chuyển đổi tên giao dịch, đến tháng 9/2018, Công trình Viettel chính thức mang tên Tổng Công ty CP Công trình Viettel (Tên giao dịch quốc tế Viettel Construction Joint Stock Corporation) hoạt động kinh doanh với 6 trụ chính: Đầu tư Hạ tầng, Xây dựng (bao gồm xây dựng hạ tầng viễn thông, xây dựng dân dụng B2C và B2B), Công nghệ thông tin, Giải pháp Tích hợp, Dịch vụ Kỹ thuật và Vận hành Khai thác.
Trải qua 26 năm phát triển và đồng hành cùng công chúng, Tổng Công ty đã xây dựng được hệ thống hạ tầng mạng lưới viễn thông trong nước với hơn 50.000 trạm phát sóng, 320.000 km cáp quang (tương đương 8 vòng trái đất), bao phủ 100% lãnh thổ Việt Nam bao gồm vùng biển hải đảo, vùng sâu vùng xa. Đồng thời Tổng Công ty còn tiên phong tham gia xây dựng hạ tầng viễn thông tại 10 quốc gia ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ. Từ đơn vị xây lắp thuần túy, trở thành Tổng Công ty cung cấp dịch vụ trên nền tảng kĩ thuật , công nghệ với quy mô gần 10.000 người, tâm đắc mang trong mình sứ mệnh đồng hành “Dựng Xây Cuộc Sống Mới” cùng các doanh nghiệp trên cả nước và thế giới.
Trên thực tế nhu cầu thuê hạ tầng từ các TowerCo của các nhà mạng tăng cao, do nhu cầu sử dụng lưu lượng data của người dùng ngày một lớn. Khi công nghệ 5G bùng nổ, cơ hội đầu tư xây dựng các trạm BTS mới sẽ được gia tăng hơn nữa.
Agriseco & BSC & Bản Việt
Link nội dung: https://vinabull.vn/danh-gia-co-phieu-ctr-viettel-construction-kha-quan-gia-muc-tieu-105400-vndcp-a203.html