Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC, mã: BVS) công bố báo cáo tài chính quý 1/2022 với khoản lợi nhuận sau thuế gần 49 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lãi 64 tỷ đồng, tương ứng giảm 24% so với cùng kỳ. Doanh thu hoạt động trong quý đạt 250 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2021.
Doanh thu tăng trưởng song lợi nhuận tại BVSC lại "đi lùi" trong quý 1 do tác động lớn từ chi phí phát sinh mạnh hơn tốc độ tăng của doanh thu.
Trong kỳ, danh mục FVTPL của BVSC có giá trị ghi sổ đạt 619 tỷ đồng, giảm 49 tỷ đồng so với đầu năm, chủ yếu đến từ việc giảm danh mục đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu trong khi gia tăng tỷ trọng chứng chỉ quỹ niêm yết.
Ngoài ra, khoản lãi từ các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (HTM) cũng tăng gấp 3 lần so với quý 1/2021 lên 15 tỷ đồng. Danh mục HTM của BVSC hiện có giá trị khoảng 1.213 tỷ đồng, không có trái phiếu và đều là tài sản HTM khác.
Mảng môi giới chứng khoán đạt 104 tỷ đồng, tăng tới 21%. Lãi từ các khoản phải thu tăng 32% lên 73 tỷ đồng.
Tuy nhiên, các khoản chi phí tại BVSC lại ngốn hết lợi nhuận. Trong kỳ, chi phí hoạt động tăng mạnh tăng tới 30% lên 114 tỷ đồng. Trong đó, chi phí cho môi giới tăng 26% lên hơn 88 tỷ đồng; chi phí nghiệp vụ bảo lãnh, đại lý phát hành chứng khoán ghi nhận hơn 17 triệu đồng trong khi cùng kỳ 2021 không có khoản này.
Đáng chú ý, doanh thu tài chính chỉ ghi nhận 6,6 triệu nhưng BVSC phải trả chi phí tài chính mà phần lớn là chi phí lãi vay tới 43 tỷ đồng, gấp 3,3 lần cùng kỳ. Do đó dẫn đến lợi nhuận sụt giảm trong quý đầu năm nay.
Theo giải trình từ phía công ty, do chi phí chênh lệch giảm đánh giá lại các tài sản tài chính FVTPL quý này tăng 16,4 tỷ đồng (947%) so với năm trước trong khi doanh thu từ chệnh lệch tăng đánh giá lại tài sản tài chính FVTPL giảm 17,9 tỷ (-70%) đã làm lợi nhuận chưa thực hiện kỳ này giảm so với cùng kỳ năm trước.
Lợi nhuận sụt giảm, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của BVSC trong 3 tháng đầu năm cũng âm hơn 377 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm 2021 chỉ âm hơn 280 tỷ đồng.
Nguyên nhân dẫn tới dòng tiền hoạt động kinh doanh tại BVSC âm là do tiền chi trả cho người lao động tăng vọt 136% lên hơn 112 tỷ đồng; tiền đã chi mua các tài sản tài chính cũng tăng tới 36%, tương đương tăng hơn 40.429 tỷ đồng; ngoài ra tiền chi trả lãi vay cho hoạt động của CTCK cũng tăng gấp 3,3 lần cùng kỳ, lên gần 33 tỷ đồng.
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm luôn là chỉ báo xấu đối với sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời, dòng tiền thuần hoạt động đầu tư của trong kỳ cũng âm 54 triệu đồng.
Cả dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và đầu tư đều bị âm dẫn tới BVSC phải tăng cường vay nợ. 3 tháng đầu năm 2022, tiền chi trả nợ gốc vay là hơn 6.473 tỷ đồng, tăng gấp 6 lần cùng kỳ.
Tính đến 31/3/2022, tổng tài sản tại BVSC tăng nhẹ 4%, đạt hơn 5.960 tỷ đồng được hình thành từ 3.763 tỷ đồng nợ phải trả, chiếm tới 63% tổng tài sản và chỉ có hơn 2.197 tỷ đồng vốn chủ sở hữu.
Tổng nợ vay tại BVSC ghi nhận gần 2.871 tỷ đồng (chủ yếu là nợ vay ngắn hạn) tăng 15% so với đầu năm và chiếm 48% tổng tài sản và lớn hơn cả vốn chủ sở hữu.
Ngoài ra, tính tới cuối quý 1, dư nợ margin và ứng trước của BVSC có giá trị 3.663 tỷ đồng, tăng 288 tỷ đồng so với đầu năm.
Cập nhật quý 4/2021: lợi nhuận tăng 105% lên mức 97 tỷ đồng
CTCK Bảo Việt (BVSC) công bố báo cáo tài chính quý 4/2021 với doanh thu hoạt động đạt 353 tỷ đồng, tăng trưởng 65% so với cùng kỳ năm trước.
Theo đó, doanh thu môi giới tăng gấp 2,2 lần lên mức 133 tỷ đồng đóng góp lớn nhất cho tổng doanh thu hoạt động. Lãi từ cho vay và phải thu đạt 121 tỷ đồng, tăng 93% so với quý 4/2020. Tính tại thời điểm 31/12/2021, dư nợ cho vay margin của BVSC đạt 2.670 tỷ đồng, tăng thêm 880 tỷ đồng so với hồi đầu năm.
Tại mảng tự doanh, trong quý 4 BVSC ghi nhận lãi từ các tài sản tài chính thông qua lãi/lỗ (FVTPL) 72 tỷ đồng, trong khi lỗ FVTPL đạt 23 tỷ đồng. Như vậy hoạt động tự doanh đã giúp BVSC lãi ròng gần 49 tỷ đồng.
Kết quả, BVSC ghi nhận LNST quý 4/2021 tăng 105% lên mức 97 tỷ đồng. Lũy kế cả năm 2021, doanh thu hoạt động của BVSC đạt 1.137 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với thực hiện trong năm 2020. LNTT và LNST cả năm 2021 đạt lần lượt 350 tỷ đồng và 282 tỷ đồng.
Hồi cuối năm 2021, BVSC đã điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm 2021 với chỉ tiêu doanh thu tăng từ 661 tỷ đồng lên 880 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 33%; và lợi nhuận trước thuế cũng điều chỉnh tăng lên 241 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 54%. So với kế hoạch này, BVSC đã hoàn thành 129% chỉ tiêu doanh thu và vượt 45% chỉ tiêu lợi nhuận.
Cập nhật quý 3/2021: lợi nhuận chỉ 33 tỷ dù thị trường bùng nổ
CTCK Bảo Việt (BVSC, mã chứng khoán: BVS) đã công bố báo cáo tài chính quý 3/2021 với doanh thu hoạt động 344,4 tỷ đồng, tăng 109% so với cùng kỳ năm trước.
Tính riêng trong quý 3, doanh thu môi giới đạt khoảng 112 tỷ đồng, gấp hơn 3,3 lần cùng kỳ năm trước; lãi cho vay và phải thu đạt 75 tỷ đồng, tăng trưởng 146% so với thực hiện trong quý 3/2020.
Tính tới 30/9/2021, dư nợ các khoản cho vay của BVSC đạt 3.414 tỷ đồng, tăng khoảng 1.209 tỷ so với đầu năm, trong đó, dư nợ cho vay margin chiếm 2.910 tỷ đồng.
Trong khi lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ (FVTPL) giảm 33% về còn 22 tỷ đồng. Ngược lại, lãi từ các khoản đầu tư và nắm giữ đến ngày đáo hạn (HTM) tăng trưởng mạnh 438% lên mức 10 tỷ đồng.
Tại thời điểm cuối quý 3, danh mục tự doanh của BVSC cũng tăng khoảng 154 tỷ đồng so với đầu năm chủ yếu do mua thêm cổ phiếu niêm yết đồng thời bán ra cổ phiếu niêm yết.
Chi phí hoạt động trong kỳ cũng có cùng xu hướng với doanh thu, cụ thể tăng 159% lên mức gần 123 tỷ đồng. Chi phí quản lý cũng tăng lên mức 31 tỷ đồng.
Kết quả, BVSC ghi nhận lợi nhuận trước thuế trong quý 3 đạt 43 tỷ đồng, tăng hơn 11% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên sau khi khấu trừ thuế, công ty ghi nhận 33 tỷ đồng lợi nhuận ròng, gần như đi ngang so với cùng kỳ năm trước.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, BVSC ghi nhận doanh thu xấp xỉ 784 tỷ đồng, tăng 121% so với cùng kỳ năm 2020. Qua đó, công ty đạt 185 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng tới 118% so với cùng kỳ năm trước. So với kế hoạch đề ra, BVSC đã hoàn thành tới 139% mục tiêu lợi nhuận cả năm 2021 (133 tỷ đồng)
Tổng tài sản của BVSC tại cuối quý 3 đạt 5.298 tỷ đồng, tổng nợ phải trả là 3.199 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu ghi nhận gần 2.099 tỷ đồng.
Cập nhật quý 2/2021: lợi nhuận 89,5 tỷ, tăng 20,1%
CTCK Bảo Việt (BVSC) công bố báo cáo tài chính quý 2/2021 với doanh thu hoạt động 344,4 tỷ đồng, tăng 109% so với cùng kỳ năm trước.
Tính riêng trong quý 2, doanh thu môi giới đạt xấp xỉ 136,7 tỷ đồng, gấp 4 lần cùng kỳ năm trước. Lãi từ các khoản đầu tư và nắm giữ đến ngày đáo hạn (HTM) tăng trưởng 492% lên hơn 7,1 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, doanh thu từ lãi cho vay và phải thu đạt gần 110 tỷ đồng, cũng gấp đến 2,6 lần thực hiện trong quý 2/2020. Tính tới 30/6/2021, dư nợ các khoản cho vay của BVSC đạt 3.410 tỷ đồng, tăng khoảng 1.205 tỷ so với đầu năm, trong đó, dư nợ cho vay margin chiếm 2.822 tỷ đồng.
Chi phí hoạt động trong kỳ cũng có cùng xu hướng với doanh thu, cụ thể tăng 174% lên mức gần 136,8 tỷ đồng. Chi phí quản lý cũng tăng gần 3 lần lên 74,6 tỷ đồng.
Kết quả, BVSC ghi nhận lợi nhuận trước thuế trong quý 2 đạt 109,3 tỷ đồng, tăng hơn 28% so với cùng kỳ năm trước. Khấu trừ thuế, công ty đạt 89,5 tỷ đồng lợi nhuận ròng, tương ứng mức tăng hơn 20,1%.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, BVSC ghi nhận doanh thu xấp xỉ 557,2 tỷ đồng, gấp 2,2 lần nửa đầu năm 2020. Đồng thời, công ty đạt 153,2 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 196% so với cùng kỳ năm trước.
Cập nhật quý 1/2021: lợi nhuận 63,75 tỷ
CTCK Bảo Việt (BVSC, MCK: BVS) công bố báo cáo tài chính quý 1/2021 với khoản lợi nhuận sau thuế 63,75 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước công ty lỗ 22,7 tỷ đồng. Doanh thu hoạt động trong quý đạt 212,7 tỷ đồng, tăng trưởng 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2020.
Việc BVSC ghi nhận doanh thu và lãi rất tích cực trong quý 1 có tác động lớn từ hoạt động tự doanh. Cụ thể, trong quý 1 BVSC ghi nhận lãi từ các tài sản tài chính thông qua lãi/lỗ (FVTPL) đạt 52,36 tỷ đồng, tăng trưởng 3,57 lần so với cùng kỳ năm trước.
Tính tới cuối quý 1, danh mục FVTPL của BVSC có giá trị ghi sổ 162,7 tỷ đồng, giảm 364 tỷ đồng so với đầu năm, chủ yếu đến từ việc giảm danh mục đầu tư vào trái phiếu.
Đáng chú ý, lãi từ các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (HTM) cũng tăng 34 lần so với quý 1/2020 lên 4,9 tỷ đồng. Danh mục HTM của BVSC hiện có giá trị khoảng 401,5 tỷ đồng, trong đó có 158,5 tỷ đồng trái phiếu và 243 tỷ đồng tài sản HTM khác.
Danh mục AFS của BVSC có giá trị ghi sổ 216 tỷ đồng cũng đang trích lập dự phòng 32,1 tỷ đồng. Tuy vậy giá trị danh mục này không ghi nhận vào bảng KQKD mà ghi vào bảng cân đối kế toán.
Bên cạnh đó, kết quả khả quan của BVSC trong quý 1 còn đến từ việc doanh thu môi giới chứng khoán tăng 3,4 lần lên 85,87 tỷ đồng. Lãi từ các khoản phải thu tăng 45,9% lên 55,5 tỷ đồng. Tính tới cuối quý 1, dư nợ margin và ứng trước của BVSC có giá trị 2.717 tỷ đồng, tăng 511 tỷ đồng so với đầu năm.
Năm 2021, BVSC đặt kế hoạch kinh doanh với chỉ tiêu tổng doanh thu đạt 661 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 133 tỷ đồng. Như vậy, hết quý 1, BVSC đã hoàn thành 32% chỉ tiêu doanh thu và 48% chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế.
CTCK Bảo Việt (BVSC, MCK: BVS)
BVSC là công ty con của Tập đoàn Bảo Việt (BVH) với gần 60% tỷ lệ sở hữu.
1999: Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) chính thức được thành lập với cổ đông sáng lập là Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam, nay là Tập đoàn Tài chính – Bảo hiểm Bảo Việt, trực thuộc Bộ Tài chính, theo giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán số 01/GPHĐKD do UBCKNN cấp ngày 26/11/1999.
2000: BVSC thành lập Chi nhánh và khai trương phòng Giao dịch tại Thành phố Hồ Chí Minh.
2006: BVSC tăng vốn điều lệ từ 49,45 tỷ đồng lên 150 tỷ đồng.
Cổ phiếu BVSC (Mã CK: BVS) chính thức niêm yết trên Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội, nay là Sở GDCK Hà Nội (HNX).
2009: BVSC tăng vốn điều lệ lên 722, 3 tỷ đồng.
Link nội dung: https://vinabull.vn/cap-nhat-co-phieu-bvs-chung-khoan-bao-viet-quy-32021-loi-nhuan-chi-33-ty-du-thi-truong-bung-no-a1346.html