Kết quả kinh doanh OCB (Ngân hàng Phương Đông): quý 1/2023 lợi nhuận tăng 18% lên 786 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa công bố báo cáo tài chính quý gần nhất với các son số đáng chú ý về doanh thu và lợi nhuận.

 

Kết thúc Q1 2023, thu nhập lãi thuần của OCB tăng trưởng 5%YoY lên 1,751 tỷ đồng, đóng góp 84% vào Thu nhập hoạt động. Thu nhập ngoài lãi của ngân hàng đạt 339 tỷ đồng, duy trì mức so với cùng kỳ năm ngoái.

Lợi nhuận sau thuế của OCB trong Q1 2023 tăng 18% YoY lên 786 tỷ đồng do ngân hàng giảm mạnh trích lập dự phòng và sự tăng trưởng chậm lại của hoạt động cho vay.

Kế hoạch kinh doanh năm 2023. OCB đặt kế hoạch tăng trưởng tín dụng 20% trong năm 2023 đạt 147 ngàn tỷ đông, trong khi huy động thị trường 1 tăng mạnh hơn ở mức 26%YoY lên 173 ngàn tỷ đồng.

Qua đó, Lợi nhuận trước thuế kế hoạch năm 2023 đạt 6,000 tỷ đồng (+37%YoY).

Ngân hàng đặt kế hoạch tổng tài sản tăng trưởng 25%YoY lên 48 ngàn tỷ đồng.

Cập nhật quý 4/2022: lợi nhuận trước thuế đạt 1,741 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Phương Đông (Mã giao dịch sàn HOSE: OCB) đã công bố báo cáo tài chính Quý IV/2022, ghi nhận lợi nhuận trước thuế lũy kế cả năm 2022 đạt 4,389 tỷ đồng, giảm -20% so với năm 2021 và thực hiện 62% kế hoạch kinh doanh của năm 2022.

Chi tiết về kết quả kinh doanh Quý IV/2022, OCB ghi nhận thu nhập lãi thuần 1,827 tỷ đồng, tăng trưởng +19% so với cùng kỳ năm 2021. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng +23% YoY, đạt 388 tỷ đồng. Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng +73% YoY, đạt 80 tỷ đồng.

Hoạt động kinh doanh chứng khoán không phát sinh lãi / lỗ, trong khi cùng kỳ 2021 ghi nhận lãi 104 tỷ đồng; hoạt động đầu tư chứng khoán ghi nhận lãi 38 tỷ đồng, giảm -93% YoY. Lũy kế cả năm 2022 thì OCB ghi nhận lỗ từ đầu tư chứng khoán 140 tỷ đồng, giảm mạnh so với con số lãi 1,745 tỷ đồng trong năm 2021.

Tổng thu nhập hoạt động của OCB đạt mức 2,649 tỷ đồng, giảm nhẹ -1% so với cùng kỳ 2021. Tổng chi phí hoạt động tăng +30% YoY, đạt mức 760 tỷ đồng. Sau khi khấu trừ chi phí, lãi thuần từ hoạt động kinh doanh đạt mức 1,888 tỷ đồng, giảm -10% YoY.

Chi phí dự phòng rủi ro giảm mạnh -55% so với cùng kỳ năm 2021, chỉ còn 148 tỷ đồng. Sau khi khấu trừ chi phí dự phòng rủi ro, lợi nhuận trước thuế Quý IV/2022 của OCB đạt 1,741 tỷ đồng , giảm nhẹ -1% so với cùng kỳ 2021.

Cập nhật quý 3/2022: tiếp tục ghi nhận một quý đi lùi về lợi nhuận

Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB - mã chứng khoán: OCB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý III/2022, chứng kiến các hoạt động kinh doanh chính đều tăng trưởng tốt. Trong đó, thu nhập lãi thuần tăng gần 30% so với cùng kỳ năm trước, đạt hơn 1.700 tỷ đồng. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối và vàng cũng tăng trưởng bằng lần so với quý III/2021.

Tuy nhiên, hoạt động mua bán chứng khoán, cụ thể là kinh doanh trái phiếu của nhà băng này không còn thuận lợi như trước trong môi trường lãi suất biến động. Là một trong những ngân hàng hoạt động tích cực trên thị trường trái phiếu Chính phủ, OCB lãi gần 500 tỷ đồng từ hoạt động mua bán chứng khoán vào quý III/2021 nhưng đến quý III năm nay lỗ gần 70 tỷ đồng.

Do đó, tổng thu nhập hoạt động trong kỳ vừa qua của OCB chỉ đi ngang so với quý III năm trước, đạt hơn 2.000 tỷ đồng dù các mảng kinh doanh chính đều tăng trưởng. Trong khi đó, chi phí hoạt động, chi phí trích lập dự phòng đều cao hơn cùng kỳ năm trước dẫn đến việc lợi nhuận trước thuế của OCB sụt giảm gần 20% còn 909 tỷ đồng.

Sau 9 tháng, ngân hàng đạt lợi nhuận ròng 2.649 tỷ đồng, giảm 30% so với cùng kỳ 2021. So với kế hoạch lợi nhuận hơn 7.000 tỷ đồng của năm nay, OCB mới đạt 37% chỉ tiêu dù đã đi qua 3/4 thời gian.

Đến hết tháng 9, tăng trưởng tín dụng tại OCB đạt 11%. Tổng dư nợ cho vay khách hàng đạt gần 114.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, hoạt động huy động tiền gửi của nhà băng này lại đi xuống. Tiền gửi khách hàng tại OCB tại thời điểm 30/9 đạt hơn 98.000 tỷ đồng, giảm 1% so với hồi đầu năm.

Về chất lượng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của ngân hàng hiện là 2,5%, tăng so với mức 1,3% hồi đầu năm, cũng là tỷ lệ nợ xấu cao nhất mà OCB từng ghi nhận tính từ thời điểm ngân hàng bắt đầu niêm yết trên sàn chứng khoán vào đầu năm 2021.

Về con số tuyệt đối, dư nợ các nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ), nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) của OCB đều tăng. Trong đó, nợ nhóm 5 tại nhà băng này tăng hơn 130% so với hồi đầu năm lên gần 1.700 tỷ đồng.

Trong bối cảnh đó, dù đã tăng mức trích lập dự phòng, tỷ lệ bao phủ nợ xấu của OCB hiện mới đạt 53%, giảm mạnh so với mức hơn 80% hồi đầu năm. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu hơn 50% của OCB cũng thuộc mức thấp so với mặt bằng chung ngành ngân hàng.

Cập nhật quý 2/2022: 6 tháng lãi trước thuế đạt 1.739 tỷ đồng, giảm 35%

Ngân hàng TMCP Phương Đông ( mã chứng khoán: OCB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2022.

Theo đó, thu nhập lãi thuần quý II/2022 đạt hơn 1.700 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế giảm mạnh 35% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt 903 tỷ đồng. Lợi nhuận thuần từ các hoạt đồng kinh doanh cũng giảm sút đáng kể xuống 1.030 tỷ đồng trong quý II/2022.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, ngân hàng báo lãi trước thuế đạt 1.739 tỷ đồng, giảm 35% so với cùng kỳ, thực hiện 25% kế hoạch năm.

Đáng chú ý, mảng mua bán chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư đầu đều ghi nhận lỗ, lần lượt 51,4 tỷ đồng và 275,9 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ hai mảng kinh doanh này lãi lần lượt 43 tỷ đồng và 330 tỷ đồng.

Cập nhật quý 1/2022: đạt 836 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế
 
Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc OCB cho hay, quý 1 tổng tài sản tăng 2%, dư nợ tăng 6%, lợi nhuận trước thuế 1.115 tỷ đồng (trước CIC), nhưng sau trích lập còn lại 836 tỷ đồng.

Kết thúc quý I/2022, tổng tài sản OCB tăng 2%, dư nợ tăng 6%.

Trả lời câu hỏi của cổ đông về mục tiêu tăng trưởng tín dụng OCB đưa ra cho năm là 25% và vốn sẽ phân bổ vào lĩnh vực và phân khúc nào, ông Tùng cho hay, tăng trưởng tín dụng là thách thức, OCB phải tăng cường tài sản, đảm bảo quy chuẩn NHNN.

Đồng thời, nâng cấp hệ thống tín dụng ngân hàng. Hy vọng sẽ đẩy tối đa room tín dụng, nếu như không được cấp room tín dụng 25% thì chỉ tiêu lợi nhuận 7.110 tỷ đồng cũng sẽ rất thách thức.

Để dặt được mục tiêu lợi nhuận năm nay, OCB phải giảm chi phí vốn, tăng tỷ lệ CASA, tăng giao dịch thanh toán, đa dạng nguồn vốn thông qua các công cụ khác nhau để giảm áp lực về NIM.

Khả năng kiểm soát nợ xấu dưới 1% là khả thi. Bằng việc giải quyết các khoản nợ xấu sẽ có khả quan cho kết quả kinh doanh 2022.

Cũng theo Tổng giám đốc OCB, bắt đầu năm 2022 có nhiều triển vọng lạc quan vào tình hình kinh tế, tuy nhiên gần đây có nhiều bất thường như lạm phát tăng nhanh ở phương tây, các nước phát triển, căng thẳng Ukraine-Nga ảnh hưởng tới các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, trong nước thì bất động sản nóng sốt.

Tuy nhiên với sự chỉ đạo của Chính phủ, NHNN tình hình ngành ngân hàng sẽ đi đúng định hướng, kế hoạch. Sự việc liên quan FLC và Đại Nam có ảnh hưởng tới kế hoạch tín dụng của ngân hàng thời gian tới, song OCB sẽ kiểm soát tín dụng bất động sản, mở rộng cho vay bán lẻ. 

Cập nhật quý 4/2021: lãi thuần 1.531 tỷ, giảm 4%

Theo BCTC quý IV/2021, OCB (HoSE: OCB) ghi nhận thu nhập lãi thuần 1.531 tỷ đồng, giảm 4%. Lãi thuần từ dịch vụ tăng 1%, lên 315 tỷ đồng. Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư giảm 40%, còn 522,8 tỷ đồng.

Chi phí hoạt động trong kỳ giảm 18%, xuống 587,7 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí dự phòng rủi ro 336 tỷ đồng, tăng 4%, ngân hàng lãi trước thuế 1.750 tỷ đồng, giảm 8%. 

Năm 2021, lãi trước thuế ngân hàng tăng 25%, đạt gần 5.519 tỷ đồng, vượt nhẹ kế hoạch cả năm. Tỷ suất lợi nhuận ROE, ROA cao lần lượt là 2,59% và 22%.

Đến 31/12/2021, tổng tài sản tăng 21%, lên mức hơn 184.491 tỷ đồng. Tiền mặt giảm 23%. xuống 714 tỷ đồng. Cho vay khách hàng tăng 14%, ở mức 102.050 tỷ đồng. Nợ xấu giảm 11% so với đầu năm, xuống 1.349 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ từ mức 1,69% đầu năm xuống còn 1,32%.

Về nguồn vốn kinh doanh, tiền gửi khách hàng tăng 13% so với đầu năm, đạt gần 98.805 tỷ đồng, tiền vay các TCTD khác tăng 94%, ghi nhận hơn 11.971 tỷ đồng.

Cập nhật quý 3/2021: lợi nhuận quý 3/2021 tăng hơn 70%

Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa công bố báo cáo tài chính quý III/2021 với khoản lợi nhuận tăng mạnh so với cùng kỳ.

Cụ thể, tính riêng giai đoạn tháng 7-9 vừa qua, ngân hàng này ghi nhận 1.997 tỷ đồng tổng thu nhập hoạt động, tăng 35% so với cùng kỳ năm 2020.

Nguyên nhân chính giúp tổng thu nhập của OCB tăng trưởng tốt kỳ này là số tăng thu từ hoạt động cho vay và mua bán chứng khoán đầu tư. Quý III, OCB vẫn thu về 1.355 tỷ lãi thuần từ hoạt động cho vay, cao hơn 25% số thu cùng kỳ năm trước.

Trong bối cảnh nguồn thu từ hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối, mua bán chứng khoán kinh doanh đều giảm trong quý III vừa qua, OCB lại ghi nhận nguồn thu đột biến từ mua bán chứng khoán đầu tư với khoản lãi thuần trên 463 tỷ đồng.

So với cùng kỳ, mức lãi thuần này đã tăng gấp 6 lần, tương đương mức tăng ròng 385 tỷ. Đây cũng trở thành nguồn thu lớn thứ 2 của OCB trong quý III, chỉ sau hoạt động cho vay.

Với tổng thu nhập tăng 35% trong khi chi phí hoạt động chỉ tăng 12% và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm 5%, OCB đã thu về 1.107 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý III, tăng tới 71% so với cùng kỳ năm trước.

Khoản lợi nhuận sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp của ngân hàng này cũng là 885 tỷ, tăng tương ứng 71%.

Hiện OCB cũng là ngân hàng có mức tăng trưởng lợi nhuận quý III cao nhất nhóm cùng quy mô tín dụng.

Tính trong 9 tháng từ đầu năm, nhà băng này ghi nhận 6.246 tỷ đồng tổng thu nhập hoạt động và lãi trước thuế 3.768 tỷ, tăng lần lượt 23% và 50% so với cùng kỳ. Đây cũng là kết quả kinh doanh 9 tháng tốt nhất mà OCB ghi nhận được từ trước đến nay.

So với mức lợi nhuận trước thuế của cả năm 2020, số lợi nhuận OCB thu về trong 9 tháng đầu năm nay đã tương đương 85%. Tuy vậy, so với kế hoạch đạt 5.500 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế của cả năm nay, OCB mới hoàn thành khoảng 68,5% dù đã đi hết 3/4 năm tài chính.

Loi nhuan ngan hang quy III anh 1

Giá cổ phiếu OCB đang liên tục lập đỉnh mới. Nguồn: Tradingview.

Đến cuối tháng 9, OCB có tổng tài sản cân đối với nguồn vốn gần 167.600 tỷ đồng, cao hơn 9,9% so với đầu năm. Trong đó, tiền gửi của khách hàng đạt trên 93.300 tỷ, tăng 7% và cho vay khách hàng đạt 97.657 tỷ đồng, cũng cao hơn 9,4% so với đầu năm.

Hiện ngân hàng có tổng cộng gần 1.500 tỷ đồng nợ xấu, giảm nhẹ so với đầu năm và chiếm khoảng 1,5% tổng dư nợ cho vay khách hàng.

Với kết quả kinh doanh tăng mạnh trong quý III, cổ phiếu OCB của ngân hàng này cũng đang liên tục lập đỉnh mới. Hiện OCB phổ biến được giao dịch quanh mức 27.300 đồng/cổ phiếu, đã tăng hơn 15% chỉ trong vòng 1 tháng qua.

Nếu tính trong 3 tháng gần nhất, thị giá cổ phiếu ngân hàng này đã tăng 23%. Còn tính từ đầu năm, OCB đã tăng xấp xỉ 86%, là một trong những cổ phiếu ngân hàng có mức tăng mạnh nhất giai đoạn này.

Hiện vốn hóa của nhà băng này vào khoảng 36.500 tỷ đồng, tương đương 1,6 tỷ USD quy đổi theo tỷ giá hiện tại.

Ngân hàng TMCP Phương Đông (mã OCB)

Ngân hàng TMCP Phương Đông – Orient Commercial Joint Stock Bank (OCB) được thành lập từ ngày 10/06/1996, trải qua hơn 27 năm hoạt động và phát triển, OCB hiện có hơn 200 đơn vị kinh doanh trải dài tại khắp các tỉnh thành, trung tâm kinh tế trọng điểm trên cả nước. Và được đánh giá là một trong những ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tốt và ổn định trong nhiều năm liền

OCB được Ngân hàng Nhà nước công nhận là một trong ba ngân hàng đầu tiên hoàn thành các hạng mục quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế Basel II vào cuối năm 2018. Moody’s Investors Service, một trong 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín nhất thế giới, tăng bậc xếp hạng đánh giá rủi ro đối tác (CRA) và xếp hạng rủi ro đối tác (CRR) lên mức Ba3 vào tháng 7/2019. Đây là mức xếp hạng thuộc Top cao nhất tại Việt Nam hiện nay.

Được đánh giá là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam về hiệu quả hoạt động với tiềm năng tăng trưởng bền vững, OCB đã tạo được niềm tin để Aozora Bank - một trong những ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất tại Nhật Bản, đầu tư 15% vốn cổ phần OCB và trở thành đối tác chiến lược lâu dài.

OCB đã từng bước vươn lên nhóm ngân hàng tư nhân hàng đầu tại Việt Nam theo 3 tiêu chí: tốc độ tăng trưởng, an toàn và hiệu quả. Không chỉ hiệu quả hoạt động và lợi nhuận, OCB luôn chủ động kiểm soát chi phí, thực hiện đồng bộ các giải pháp tối ưu chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, đây là định hướng xuyên suốt của Ngân hàng.

Vốn chủ sở hữu của OCB hiện đã tăng gần 8 lần, lợi nhuận tăng hơn 16 lần và tổng tài sản tăng 12 lần. Qua đó, OCB trở thành ngân hàng thương mại cổ phần giữ vị trí số 1 về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, số 3 về hiệu quả lợi nhuận trên vốn.

Link nội dung: https://vinabull.vn/ket-qua-kinh-doanh-ocb-ngan-hang-phuong-dong-doanh-thu-loi-nhuan-bao-cao-tai-chinh-quy-a1317.html