Trong bối cảnh giá khí tự nhiên giảm, giá bán của CNG sẽ được tính toán neo theo % giá dầu Brent để CNG có lợi nhuận nên CNG sẽ hưởng lợi khi giá dầu Brent tăng cao. Kỳ vọng giá dầu sẽ giữ ở mức cao nhờ: 1) hành động cắt giảm sản lượng của OPEC+; 2) vấn đề Nga – Ukraine vẫn tiếp diễn làm hạn chế nguồn cung từ Nga; 3) nhu cầu dự kiến sẽ tăng khi nền kinh tế thế giới phục hồi.
Với việc giá dầu tăng mạnh từ đầu Q3/2023 đến nay, kỳ vọng CNG cải thiện lợi nhuận tốt nhờ 1) biên lợi nhuận cải thiện khi hàng tồn kho (HTK) tăng cao (mặc dù giá trị HTK khá thấp so với doanh thu nhưng lịch sử cho thấy biên lợi nhuận gộp cải thiện có độ trễ nhất định so với hàng tồn kho); 2) doanh thu kỳ vọng tăng trưởng trở lại khi kinh tế hồi phục và nhu cầu tăng từ các doanh nghiệp FDI.
Tiềm năng lớn từ mảng mới phân phối LNG: CNG hiện đang phối hợp với GAS và PVGas LNG vận hành thương mại kho LNG công suất 1 triệu tấn/năm tại Thị Vải (Bà Rịa – Vũng Tàu). LNG dự kiến được GAS nhập khẩu và phân phối tại Việt Nam từ tháng 7/2023, phục vụ cho các nhà máy điện khí và khách hàng công nghiệp tại khu vực Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ. LNG nhập khẩu sẽ được phân phối đến các khách hàng theo 2 phương thức: đường ống và xe bồn.
Với lợi thế CNG nắm 70% thị phần khí CNG và sở hữu hệ thống phân phối CNG sẵn có (xe bồn và đường ống đến các KCN), kỳ vọng CNG sẽ là một trong các công ty chính trong công việc phân phối LNG tại Việt Nam.
CNG Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng sản lượng bình quân 11% – 13%/năm trong giai đoạn từ 2023 – 2025, chiếm 70% thị phần cung cấp khí CNG và 60% thị phần cung cấp khí LNG bằng xe bồn và toàn quốc.
CNG cũng vừa phát hành cổ phiếu trả cổ tức, tỷ lệ 30%. Việc này dự kiến sẽ giúp cải thiện thanh khoản và tăng tính hấp dẫn cho cổ phiếu CNG.
Yuanta định giá CNG bằng 2 phương pháp P/E và P/B, tỷ trọng 50% mỗi phương pháp. Dùng mức P/E và P/B dự phóng lần lượt là 12.0x và 2.0x lần, tương đương mức trung bình 2 năm +1SD do triển vọng kinh doanh tích cực khi giá dầu tăng cao và kho LNG Thị Vải sắp vận hành chính thức. Kết quả dự phóng trung bình là 44,987 đồng/CP.
Theo đó, Yuanta khuyến nghị MUA đối với CNG với giá kỳ vọng (VND): 44,987 đồng/cp.
Cập nhật ngày 10/10/2021: Giá dầu đang cao sẽ kéo lợi nhuận CNG bùng nổ
Triển vọng Doanh nghiệp
Hiện tại công ty sở hữu nhà máy CNG Phú Mỹ với công suất 100 triệu m3/năm và 17 hệ thống giảm áp tại các khách hàng.
Công ty là doanh nghiệp sản xuất và phân phối khí CNG lớn nhất Việt Nam, do đó thị phần của công ty luôn ổn định.
Mặc dù năm 2020 gặp khó khăn về giá bán nhưng nhờ các biện pháp tích cực nhằm tiếp cận thêm khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ, tổng sản lượng tiêu thụ khí CNG trong năm đạt 227 triệu Sm3, tăng trưởng 18.1% svck. Doanh thu có mức tăng trưởng trung bình hàng năm CAGR = 17.4% trong 5 năm gần nhất. Tính theo sản lượng cung cấp theo khu vực, phía Nam đóng vai trò lớn nhất trong cơ cấu doanh thu của CNG chiếm hơn 78% sản lượng bán khí, sản lượng bán khí ở khu vực miền Bắc có sự tăng trưởng vượt bậc, tăng gấp 4 lần so với năm 2019 đạt gần 50 triệu Sm3.
Giá dầu thế giới sau cú sốc giảm giá mạnh vào cuối tháng 3/2020 đã phục hồi và trên đà tăng trở lại, đến nay giá dầu thô đang giao dịch ở mức quanh 80$/thùng. Sự phục hồi này đã khiến cho doanh thu của CNG hồi phục, giá bán được cải thiện và doanh thu tăng trưởng. Đi kèm với đó giá bán khí trên thế giới đang được giao dịch ở mức giá cao nhất trong các năm trở lại đây, đối chiếu theo tương quan giá dầu, giá khí và hoạt động kinh doanh của CNG trong khoảng thời gian giá dầu bùng nổ ở các năm 2017 và 2018, doanh thu cũng như lợi nhuận đều tăng mạnh.
Công ty Chứng khoán Funan (FNS) có quan điểm lạc quan với giá dầu trong thời gian sắp tới, ít nhất là trong quý 4 năm 2021 và năm 2022 với các lý do sau:
Tình hình dịch bệnh trên thế giới đang dần được kiểm soát, nhu cầu sử dụng nhiên liệu quay trở lại khi hoạt động kinh doanh trở lại bình thường ở các nước trên thế giới, các nước đẩy mạnh công tác tiêm vaccine cho công dân nước mình. Các nước lớn đã và đang hỗ trợ các nước khó khăn hơn trong việc cung cấp nguồn vaccine. Tính từ lúc bắt đầu chiến dịch tiêm vaccine từ ngày 02/12/2020 tới thời điểm hiện tại đã có hơn 44.9% công dân trên toàn thế giới đã tiêm ít nhất 1 liều vaccine, con số này dự kiến sẽ tăng mạnh khi các nước đang nỗ lực đẩy mạnh công tác tiêm vaccine cho công dân trong quý 4/2021.
Tất cả các kế hoạch đặt ra tại cuộc họp ĐHCĐ thường niên hằng năm được tổ chức vào ngày 19/05/2021 tại thành phố Vũng Tàu dựa trên giả định, được tính toán trên cơ sở giá dầu thế giới trung bình trong năm 2021 chỉ là 45$/thùng và tỷ giá là 23,500 đồng/$.
Có thể thấy giá dầu từ đầu năm đến cuối tháng 9 đã không diễn biến như vậy, tính từ đầu năm 2021 cho đến nay giá dầu có xu hướng tăng giá bên cạnh các thông tin vĩ mô của cung/cầu của dầu thế giới được chúng tôi nêu ra ở trên, giá dầu giao dịch với giá thấp nhất là 51.5$/thùng tính từ tháng 1/2021 và cho đến nay đang dao động ở mức 80$/thùng, đi kèm với đó là giá khí tiếp tục được neo ở mức giá cao nhất trong vòng 5 năm qua, trong khi đó giá dầu trung bình cả năm 2020 được CNG tính toán là 43$/thùng.
Công ty Chứng khoán Funan (FNS) cho rằng các kế hoạch được đề ra tại cuộc họp ĐHCĐ thường niên đạt được là điều tất yếu, không những thế sẽ có sự tăng trưởng trong doanh thu, lợi nhuận gộp so với năm 2020. (Các doanh nghiệp là các công ty con của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN thường đặt các chỉ tiêu kế hoạch ở mức thận trọng so với tiềm lực của mình).
Giá dầu đang cao sẽ kéo lợi nhuận CNG bùng nổ
Giá dầu và giá khí tự nhiên thế giới đang tăng trưởng mạnh mẽ và chưa có dấu hiệu dừng lại. Tính tới thời điểm hiện tại giá dầu đã tăng 56.8% tính từ đầu năm 2021 còn giá khí đã tăng gấp đôi, không cần phải bàn cãi về việc đây sẽ là yếu tố sẽ ảnh hưởng tích cực lên giá bán khí của CNG, trong quá khứ giá dầu tăng trưởng sẽ kéo theo doanh thu và lợi nhuậncủa CNG bùng nổ (quý nhà đầu tư có thể tham khảo BCTC của các năm 2017-2018 của CNG khi mà giá dầu bùng nổ).
Sự thiếu hụt về năng lượng của khu vực phía Nam trong tương lai sẽ xảy ra, vì vậy PVN đã đẩy nhanh các kế hoạch nhằm hoàn thành các bồn chưa khí LNG nhập khẩu của PV- Gas, chúng tôi đánh giá CNG sẽ là doanh nghiệp đóng góp vào chuỗi kinh doanh khí LNG này của PV-Gas trong tương lai. Theo PV-Gas tổng lượng cung LNG sẽ thấp hơn nhiều so với nhu cầu để chuyển hóa thành năng lượng trong những năm tiếp theo.
Chiến lược của BLĐ cho giai đoạn 2021-2025 gồm các kế hoạch bao phủ thị trường CNG/LNG toàn quốc, nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần khí LNG. Nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng quy mô tồn chứa CNG/LNG nhằm hoàn thiện chuỗi vận chuyển, phân phối và là doanh nghiệp tiên phong đi đầu trong lĩnh vực tồn chứa, vận chuyển khí LNG.
Chiến lược mở rộng nhà máy, thị phần phía Bắc, tiếp tục phát huy lợi thế ở phía Nam, từ năm 2020, CNG Việt Nam đã tiếp nhận mảng kinh doanh CNG ở miền Bắc theo mô hình tập trung kinh doanh sản phẩm khí, là cơ hội để mở rộng thị trường và gia tăng sản lượng tiêu thụ khí CNG trên cả nước (cụ thể vào tháng 1/2021 CNG đã ký hợp đồng khung với CTCP Phân phối khí thấp áp Dầu khí Việt Nam (HOSE: PGD) là công ty con của PV-Gas cung cấp khí CNG cho khu vực kinh doanh phía Bắc.
Khó khăn:
So với các loại nhiên liệu thay thế như LPG và FO,giá của CNG không còn quá hấp dẫn như trước đây vì vậy khả năng mở rộng mạng lưới khách hàng gặp nhiều thách thức. CNG có thể phải giảm giá bán để tăng lợi thế cạnh tranh.
Công việc kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp bởi giá dầu, nếu giá dầu sụt giảm bởi các yếu tố vĩ mô sẽ có đóng góp tiêu cực.
Định giá và khuyến nghị:
Giả định mức giá dầu quý 4 năm 2021 sẽ không xâm phạm mốc 51.5$/thùng được tính từ đầu năm do các yếu tố tích cực tác động lên giá dầu như nguồn cung/cầu của dầu thế giới được chúng tôi nêu ở đầu báo cáo. Giá dầu trong năm 2021 được chúng tôi lấy làm cơ sở tính toán là 65$/thùng
Nhu cầu đi lại trở lại bình thường, tốc độ tiêm chủng vaccine cho người dân Việt Nam sẽ được gia tăng mạnh mẽ qua các chương trình đàm phán với các hãng vaccine lớn, cũng như yêu cầu viện trợ từ các nước khác và quy trình sản xuất vaccine tại Việt Nam sẽ sớm được hoàn thiện, hiện tại Vaccine Nanocovax tiếp tục thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 với mức liều 25 mcg (tháng 9/2021). Từ đó sẽ làm tăng nhu cầu về tái sản xuất, vật liệu xây dựng, chuỗi cung ứng hàng hóa, thực phẩm sẽ trở lại trạng thái bình thường mới từ đó là chất xúc tác trực tiếp gia tăng nhu cầu sử dụng khí.
Trong điều kiện giá dầu và giá khí cùng với nhu cầu sử dụng khí đang tăng cao, giá bán khí và sản lượng sẽ tăng tương ứng 20% do đó doanh thu thuần của CNG sẽ trong khoảng 3,100-3,200 tỷ đồng, lợi nhuận gộp là khoảng 260 tỷ đồng. Từ đó EPS của năm 2021 là khoảng 3,160 đồng.
CNG đã bước vào giai đoạn tăng trưởng mới vì vậy Công ty Chứng khoán Funan (FNS) kỳ vọng thị trường sẽ phản ánh tích cực với giá cổ phiếu CNG và giá trị hợp lý là 41,300 đồng tương ứng với P/E Forward là 13.1.
Công ty CNG Việt Nam (Mã CNG)
CNG Việt Nam được thành lập năm 2007 với số vốn điều lệ là 19,2 tỷ đồng trên cơ sở vốn góp của các cổ đông là: Tổng công ty cổ phần dung dịch khoan và hóa phẩm dầu khí (DMC)- 51%, Công ty IEV Energy Sdn.Bhd Malaysia- 42% và công ty TNHH Sơn Anh- 7%, nhằm vận chuyển và cung cấp khí nén thiên nhiên phục vụ nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp Việt Nam mà mạng lưới đường ống khí thấp áp có thể tiếp cận được.
Các khách hàng lớn của công ty là: Công ty TNHH URC VIệt Nam, Công ty Cổ phần thực phẩm Masan, Công ty TNHH Hyosung Viet Nam, Tôn Đông Á, Lốp xe Kumho,...
Công ty là doanh nghiệp tiên phong trong việc phổ biến sản phẩm CNG tại Việt Nam và hiện là doanh nghiệp lớn nhất trong ngành. Địa bàn kinh doanh chính ở khu vực miền Đông Nam Bộ. Ngoài ra công ty còn kinh doanh tại các khu vực khác bao gồm: Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Bình Thuận.
Lịch sử hình thành
2007: Công ty cổ phần CNG Việt Nam được thành lập với số vốn điều lệ là 19,2 tỷ đồng trên cơ sở vốn góp của các cổ đông là: Tổng công ty cổ phần dung dịch khoan và hóa phẩm dầu khí (DMC) - 51%, Công ty IEV Energy Sdn.Bhd Malaysia- 42% và công ty TNHH Sơn Anh- 7%.
2008: Công ty tăng vốn điều lệ lên 67,2 tỷ đồng.
2009: Tổng công ty Khí Việt Nam chuyển nhượng toàn bộ phần vốn đang sở hữu tại Công ty CNG Việt Nam sang Công ty Cổ phần kinh doanh khí hóa lỏng miền Nam - PV Gas South.
2010: Công ty tăng vốn điều lệ lên 125 tỷ đồng.
2011: Công ty tăng vốn điều lệ lên 203 tỷ đồng và niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE).
2012: Công ty tăng vốn điều lệ lên 213,28 tỷ đồng. 2013: Công ty tăng vốn điều lệ lên 270 tỷ đồng.
Vị thế Doanh nghiệp:
Công ty là doanh nghiệp sản xuất và phân phối khí nén thiên nhiên đầu tiên và lớn nhất Việt Nam với tổng công suất 70 triệu Sm3 khí/năm.
CôngtysởhữunhàmáyCNGPhúMỹtạikhucôngnghiệpPhúMỹ,BàRịa-VũngTàu với công suất hiện nay là 70 triệu Sm3 khí/năm và hệ thống phương tiện vận chuyển gồm 15 bồn thép loại 40 feet, 24 bồn composite loại 40 feet và 4 bồn loại 20 feet. Tổng công suất vận chuyển tối đa của các thiết bị này là 70 triệu m3 khí/năm.
Địa bàn kinh doanh chính ở khu vực miền Đông Nam Bộ. Ngoài ra công ty còn kinh doanh tại các khu vực khác bao gồm: Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Bình Thuận.
Các dự án và nhà máy:
Thực hiện dự án 2 trạm phân phối khí trung tâm.
Thực hiện đầu tư 2 trạm PRU cho khách hàng mới.
Ứng dụng công nghệ LNG quy mô nhỏ (30 triệu Sm3/năm) và đưa vào hoạt động từ năm
2017.
Đầu tư mở rộng nhà máy CNG Phú Mỹ: nâng công suất nhà máy lên 100 triệu Sm3/năm
vào 2015.
Tăng sản lượng tiêu thụ lên 70 triệu Sm3 khí/năm.
Yuanta & Funan (FNS)
Link nội dung: https://vinabull.vn/phan-tich-co-phieu-cng-dang-co-dong-luc-tang-truong-manh-me-nho-gia-dau-va-khi-cao-a1303.html