Cập nhật lãnh đạo EIB (Eximbank): Chủ tịch Đỗ Hà Phương vừa được bầu nay bị đề nghị miễn nhiệm


Bà Đỗ Hà Phương, người vừa được bầu làm Chủ tịch Eximbank, bị nhóm cổ đông đề nghị rút lại đề cử thành viên Hội đồng quản trị.

Hôm nay, ông Trần Hoàng Ninh, đại diện một nhóm cổ đông gửi tới Hội đồng quản trị Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, EIB) đề nghị rút đề cử, miễn nhiệm bà Đỗ Hà Phương, tân Chủ tịch Eximbank. Trước đó, bà Phương do nhóm cổ đông này đề cử tham gia Hội đồng quản trị nhà băng nhiệm kỳ 2020-2025.

Ông Ninh cho biết sau khi được đề cử, bà Đỗ Hà Phương có dấu hiệu lạm dụng tín nhiệm của cổ đông đề cử để trục lợi cá nhân. Trong văn bản, nhóm này cho rằng bà Phương đã tự ý thực hiện việc mời họp hội đồng quản trị, bỏ phiếu biểu quyết bầu hội đồng quản trị, miễn nhiệm chủ tịch và các phiếu biểu quyết khác vào ngày 28/6 mà không có sự đồng ý của nhóm cổ đông.

Theo đó, nhóm này đã thống nhất thông báo với Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Tổng giám đốc Eximbank việc chấm dứt các ủy quyền, đề cử và đề nghị rút bà Đỗ Hà Phương khỏi Hội đồng quản trị nhà băng.

eib-phuong-1688130259.jpeg

Bà Đỗ Hà Phương, người vừa được bầu làm Chủ tịch Eximbank

Bà Lương Thị Cẩm Tú, thành viên Hội đồng quản trị Eximbank, cho biết đã nhận được văn bản của nhóm cổ đông.

Cũng trong hôm nay, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) đã đề nghị Trưởng ban kiểm soát Eximbank làm rõ các nội dung liên quan đến việc triệu tập họp Hội đồng quản trị ngày 1/6 và các thủ tục thay đổi nhân sự theo thông báo ngày 28/6. Thời hạn báo cáo các nội dung trên là ngày 3/7.

Bà Đỗ Hà Phương sinh năm 1984, có kinh nghiệm hơn 15 năm trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Bà được bầu vào Hội đồng quản trị Eximbank từ đầu năm 2022 và giữ vị trí Chủ tịch cách đây hai ngày, thay bà Lương Thị Cẩm Tú.

Trong thông cáo phát đi khi đó, Eximbank cho biết "Hội đồng quản trị ngân hàng đã tổ chức họp theo đúng quy định".

Đầu năm nay, Eximbank tổ chức đại hội cổ đông bất thường nhằm thông qua đơn từ nhiệm của 2 thành viên Hội đồng quản trị, đồng thời bầu bổ sung 3 thành viên mới nhiệm kỳ VII (2022-2025).

Ba nhân sự mới mà Eximbank muốn đưa vào Hội đồng quản trị gồm bà Lê Thị Mai Loan, ông Phạm Quang Dũng và ông Trần Anh Thắng. Tuy nhiên, phiên họp này bất thành do không đủ số cổ đông tham dự.

Đến tháng 2, phiên họp bất thường được tổ chức lần hai và tờ trình bổ sung các thành viên này mới được thông qua. Giữa tháng 4, thêm hai thành viên Hội đồng quản trị nộp đơn từ nhiệm được thông qua. Hiện tại, Hội đồng quản trị công ty còn 5 thành viên, trong đó một thành viên độc lập.

Cập nhật ngày 9/9/2021: Eximbank (EIB) và VietinBank (CTG) có tân chủ tịch, tổng giám đốc giữa mùa dịch

Ngân hàng Eximbank (cổ phiếu EIB) vừa bổ nhiệm tổng giám đốc mới, trong khi Ngân hàng VietinBank (cổ phiếu CTG) có tân chủ tịch hội đồng quản trị.

Hội đồng quản trị của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cho biết vừa ban hành quyết định bổ nhiệm ông Trần Tấn Lộc giữ chức vụ tổng giám đốc vào hôm nay, 8-9. 

Như vậy ghế nóng tại Eximbank chính thức có chủ sau hơn 2 năm bỏ trống kể từ tháng 4-2019, khi ông Lê Văn Quyết hết hợp đồng. 

Trước đó vào cuối tháng 8, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận nhân sự dự kiến bổ nhiệm làm tổng giám đốc Eximbank. Quyết định được Ngân hàng Nhà nước đưa ra sau gần 2 tháng xem xét văn bản đề nghị và hồ sơ, tài liệu từ Eximbank.

Ông Trần Tấn Lộc là tiến sĩ kinh tế, đã đảm nhận nhiều vị trí quan trọng tại Eximbank. Trước khi được bổ nhiệm làm tổng giám đốc, ông Lộc đã trải qua các vị trí như phó phòng, trưởng phòng, trợ lý tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, phó tổng giám đốc thường trực, quyền tổng giám đốc.

Eximbank, VietinBank có tân chủ tịch, tổng giám đốc giữa mùa dịch - Ảnh 1.

Ông Trần Tấn Lộc (trái) được trao quyết định bổ nhiệm tổng giám đốc vào hôm nay 8-9 - Ảnh: H.P

Ngân hàng Công thương VN (VietinBank) cũng vừa tổ chức hội nghị công bố các quyết định, nghị quyết về công tác cán bộ hôm qua, 7-9.

Theo đó, ông Trần Minh Bình - thành viên hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc VietinBank - được bổ nhiệm chức danh bí thư Đảng ủy VietinBank nhiệm kỳ 2020 - 2021 và được hội đồng quản trị VietinBank bầu giữ chức chủ tịch hội đồng quản trị VietinBank nhiệm kỳ 2019 - 2024.

Trước VietinBank, cuối tháng 8 vừa qua Vietcombank cũng có tân chủ tịch là ông Phạm Quang Dũng. Ông Nguyễn Thanh Tùng - phó tổng giám đốc phụ trách ban điều hành Vietcombank - được giao phụ trách cho đến khi có nhân sự tổng giám đốc.

Eximbank sắp có tổng giám đốc sau hơn 2 năm bỏ trống

Đã hơn 2 năm từ ngày ông Lê Văn Quyết rời ghế tổng giám đốc, Eximbank vẫn hoạt động trong tình trạng thiếu nhân sự đứng đầu ban điều hành và người đại diện pháp luật.

Theo nguồn tin mới nhất từ Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Eximbank (EIB), Ngân hàng Nhà nước đã chính thức có văn bản chấp thuận nhân sự dự kiến bổ nhiệm chức danh tổng giám đốc tại Eximbank.

Theo đó, cơ quan quản lý đã chấp thuận để Eximbank bổ nhiệm nhân sự tổng giám đốc với ông Trần Tấn Lộc, người hiện giữ vai trò phó tổng giám đốc tại ngân hàng.

Quyết định được NHNN đưa ra sau gần 2 tháng xem xét văn bản đề nghị của Eximbank và có hiệu lực kể từ ngày 30/8. Eximbank có trách nhiệm bổ nhiệm chức danh tổng giám đốc đối với ông Trần Tấn Lộc theo đúng quy định.

Được biết, ông Trần Tấn Lộc sinh năm 1969, là tiến sĩ tài chính - tín dụng. Ông cũng là người có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Tại Eximbank, ông Lộc gia nhập ngân hàng từ năm 1994 và đảm nhiệm nhiều vai trò nhân sự, quản lý khác nhau như nhân viên phòng kế toán; phó phòng kế toán giao dịch; phó phòng thẻ tín dụng; trưởng phòng thẻ tín dụng…

Từ năm 2005, ông được bổ nhiệm làm trợ lý tổng giám đốc kiêm phó ban dự án Eximbank.

Eximbank sap co tong giam doc sau hon 2 nam anh 1

Ông Trần Tấn Lộc (trái) là nhân sự được NHNN chấp thuận để Eximbank bổ nhiệm vai trò tổng giám đốc ngân hàng. Ảnh: EIB.

Trong giai đoạn 2007-2015, ông Lộc đã là phó tổng giám đốc thường trực ngân hàng, rồi làm quyền tổng giám đốc Eximbank giai đoạn 2015-2016. Từ tháng 4/2020 đến tháng 7 năm nay ông Lộc cũng là người phụ trách quản trị tại Eximbank.

Trước khi về công tác tại Eximbank, ông Lộc cũng đã có 5 năm làm việc tại Vietcombank Chi nhánh TP.HCM.

Trong khi đó, ghế tổng giám đốc Eximbank đã để trống từ tháng 4/2019 khi ông Lê Văn Quyết hết hạn hợp đồng lao động.

Nhà băng này sau đó bổ nhiệm ông Nguyễn Cảnh Vinh, phó tổng giám đốc thường trực làm quyền tổng giám đốc thay thế. HĐQT Eximbank cũng nhiều lần đề xuất với cơ quan quản lý bổ nhiệm ông Vinh làm tổng giám đốc chính thức. Tuy nhiên, NHNN đã không phê chuẩn do nghị quyết bầu và hồ sơ trình lên không hợp lệ.

Theo điều lệ của Eximbank, người đại diện theo pháp luật của ngân hàng là nhân sự giữ vai trò tổng giám đốc. Vì vậy trong hơn 2 năm khuyết danh vị trí nhân sự này, Eximbank cũng hoạt động với tình trạng không có người đại diện theo pháp luật.

Với việc NHNN chấp thuận nhân sự dự kiến bổ nhiệm tổng giám đốc tại Eximbank mới đây, nhà băng này sẽ có người đứng đầu ban điều hành và người đại diện pháp luật sau hơn 2 năm bỏ trống.

Eximbank sap co tong giam doc sau hon 2 nam anh 2

Phiên họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2021 diễn ra hồi tháng 4 của Eximbank cũng không thể diễn ra vì không đủ cổ đông tham dự. Ảnh: Quang Thắng.

Eximbank những năm gần đây cũng được thị trường nhắc tới với những tranh chấp nội bộ giữa các nhóm cổ đông lớn khiến nhân sự lãnh đạo cấp cao ngân hàng liên tục xáo trộn.

Năm 2019, Eximbank đã 2 lần tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên bất thành do các cổ đông không đồng thuận tham gia. Các chỉ tiêu kinh doanh trong năm 2019 cũng không được cổ đông chấp thuận.

HĐQT nhà băng này sau đó phải thừa nhận việc chưa bổ nhiệm được tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật là một trong những mặt tồn tại trong hoạt động của hội đồng.

Điều này đã gây ảnh hưởng không ít đến hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống ngân hàng.

Hiện tại, Eximbank cũng chưa thể tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 và 2021 như kế hoạch vì nhiều lý do, trong đó chủ yếu là không nhận được sự đồng thuận từ các nhóm cổ đông.

Tại lần tổ chức hợp đại hội đồng cổ đông thường niên 2020-2021 hồi tháng 4 đầu năm nay, hai nhóm cổ đông lớn của Eximbank (nắm tổng cộng 21,5% vốn điều lệ) thậm chí đã đề nghị miễn nhiệm 8/9 thành viên HĐQT ngân hàng.

Cả 2 phiên họp này sau đó cũng tổ chức bất thành vì lần không đủ số lượng cổ đông tham gia và không thông qua quy chế cuộc họp.

Cập nhật ngày 2/9/2021: Eximbank sắp có tổng giám đốc sau hơn 2 năm bỏ trống

Đã hơn 2 năm từ ngày ông Lê Văn Quyết rời ghế tổng giám đốc, Eximbank vẫn hoạt động trong tình trạng thiếu nhân sự đứng đầu ban điều hành và người đại diện pháp luật.

Theo nguồn tin mới nhất từ Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Eximbank (EIB), Ngân hàng Nhà nước đã chính thức có văn bản chấp thuận nhân sự dự kiến bổ nhiệm chức danh tổng giám đốc tại Eximbank.

Theo đó, cơ quan quản lý đã chấp thuận để Eximbank bổ nhiệm nhân sự tổng giám đốc với ông Trần Tấn Lộc, người hiện giữ vai trò phó tổng giám đốc tại ngân hàng.

Quyết định được NHNN đưa ra sau gần 2 tháng xem xét văn bản đề nghị của Eximbank và có hiệu lực kể từ ngày 30/8. Eximbank có trách nhiệm bổ nhiệm chức danh tổng giám đốc đối với ông Trần Tấn Lộc theo đúng quy định.

Được biết, ông Trần Tấn Lộc sinh năm 1969, là tiến sĩ tài chính - tín dụng. Ông cũng là người có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Tại Eximbank, ông Lộc gia nhập ngân hàng từ năm 1994 và đảm nhiệm nhiều vai trò nhân sự, quản lý khác nhau như nhân viên phòng kế toán; phó phòng kế toán giao dịch; phó phòng thẻ tín dụng; trưởng phòng thẻ tín dụng…

Từ năm 2005, ông được bổ nhiệm làm trợ lý tổng giám đốc kiêm phó ban dự án Eximbank.

Eximbank sap co tong giam doc sau hon 2 nam anh 1

Ông Trần Tấn Lộc (trái) là nhân sự được NHNN chấp thuận để Eximbank bổ nhiệm vai trò tổng giám đốc ngân hàng. Ảnh: EIB.

Trong giai đoạn 2007-2015, ông Lộc đã là phó tổng giám đốc thường trực ngân hàng, rồi làm quyền tổng giám đốc Eximbank giai đoạn 2015-2016. Từ tháng 4/2020 đến tháng 7 năm nay ông Lộc cũng là người phụ trách quản trị tại Eximbank.

Trước khi về công tác tại Eximbank, ông Lộc cũng đã có 5 năm làm việc tại Vietcombank Chi nhánh TP.HCM.

Trong khi đó, ghế tổng giám đốc Eximbank đã để trống từ tháng 4/2019 khi ông Lê Văn Quyết hết hạn hợp đồng lao động.

Nhà băng này sau đó bổ nhiệm ông Nguyễn Cảnh Vinh, phó tổng giám đốc thường trực làm quyền tổng giám đốc thay thế. HĐQT Eximbank cũng nhiều lần đề xuất với cơ quan quản lý bổ nhiệm ông Vinh làm tổng giám đốc chính thức. Tuy nhiên, NHNN đã không phê chuẩn do nghị quyết bầu và hồ sơ trình lên không hợp lệ.

Theo điều lệ của Eximbank, người đại diện theo pháp luật của ngân hàng là nhân sự giữ vai trò tổng giám đốc. Vì vậy trong hơn 2 năm khuyết danh vị trí nhân sự này, Eximbank cũng hoạt động với tình trạng không có người đại diện theo pháp luật.

Với việc NHNN chấp thuận nhân sự dự kiến bổ nhiệm tổng giám đốc tại Eximbank mới đây, nhà băng này sẽ có người đứng đầu ban điều hành và người đại diện pháp luật sau hơn 2 năm bỏ trống.

Eximbank sap co tong giam doc sau hon 2 nam anh 2

Phiên họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2021 diễn ra hồi tháng 4 của Eximbank cũng không thể diễn ra vì không đủ cổ đông tham dự. Ảnh: Quang Thắng.

Eximbank những năm gần đây cũng được thị trường nhắc tới với những tranh chấp nội bộ giữa các nhóm cổ đông lớn khiến nhân sự lãnh đạo cấp cao ngân hàng liên tục xáo trộn.

Năm 2019, Eximbank đã 2 lần tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên bất thành do các cổ đông không đồng thuận tham gia. Các chỉ tiêu kinh doanh trong năm 2019 cũng không được cổ đông chấp thuận.

HĐQT nhà băng này sau đó phải thừa nhận việc chưa bổ nhiệm được tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật là một trong những mặt tồn tại trong hoạt động của hội đồng.

Điều này đã gây ảnh hưởng không ít đến hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống ngân hàng.

Hiện tại, Eximbank cũng chưa thể tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 và 2021 như kế hoạch vì nhiều lý do, trong đó chủ yếu là không nhận được sự đồng thuận từ các nhóm cổ đông.

Tại lần tổ chức hợp đại hội đồng cổ đông thường niên 2020-2021 hồi tháng 4 đầu năm nay, hai nhóm cổ đông lớn của Eximbank (nắm tổng cộng 21,5% vốn điều lệ) thậm chí đã đề nghị miễn nhiệm 8/9 thành viên HĐQT ngân hàng.

Cả 2 phiên họp này sau đó cũng tổ chức bất thành vì lần không đủ số lượng cổ đông tham gia và không thông qua quy chế cuộc họp.

Cập nhật ngày 16/4/2021: Miễn nhiệm Chủ tịch 25 phút rồi ...bầu lại

eib-saitoh-1618500285.jpeg

Chủ tịch HĐQT Eximbank Yasuhiro Saitoh

Nghị quyết số 156 của hội đồng quản trị (HĐQT) Eximbank đã thông qua việc miễn nhiệm chức danh chủ tịch HĐQT đối với ông Yasuhiro Saitoh và thông qua việc bầu ông Nguyễn Quang Thông tạm thời giữ chức danh chủ tịch HĐQT cho đến khi HĐQT bầu nhân sự giữ chức danh chủ tịch HĐQT mới.

HĐQT Eximbank cũng giao ông Thông thay mặt HĐQT ký nghị quyết về việc miễn nhiệm chức danh chủ tịch HĐQT đối với ông Yasuhiro Saitoh theo đơn từ nhiệm của ông Yasuhiro Saitoh ngày 6-4-2021.

Đáng chú ý là dù nghị quyết số 156 được ban hành căn cứ theo kết quả biểu quyết đa số tán thành của các thành viên HĐQT tại cuộc họp ngày 13-4 vào lúc 10h15 và cuộc họp lúc 10h45, tuy nhiên, ngay sau đó Eximbank tiếp tục có nghị quyết 157, được ký bởi ông Yasuhiro Saitoh - người vừa bị miễn nhiệm theo nghị quyết số 156 trước đó - thông qua việc bầu ông Yasuhiro Saitoh giữ chức danh chủ tịch HĐQT Eximbank. 

Điều đáng ngạc nhiên là hai nghị quyết trái ngược nhau này lại cùng căn cứ theo kết quả biểu quyết tại cuộc họp HĐQT và chỉ cách nhau 25 phút. 

Trước đó, HĐQT Eximbank cũng ban hành nghị quyết về việc thôi chức danh phó tổng giám đốc và phân công chức danh giám đốc cấp cao phụ trách công tác xử lý nợ đối với bà Văn Thái Bảo Nhi.

"Biến" mới nhất này tại Eximbank diễn ra chỉ hơn 10 ngày trước thời điểm ngân hàng này tiến hành đại hội cổ đông thường niên 2020 lần thứ 3 và đại hội cổ đông thường niên 2021 tại Hà Nội vào ngày 26 và 27-4 tới.

Giới thiệu về Eximbank (mã EIB)

Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam.

Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày 06/04/1992, Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép số 11/NH-GP cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng VN tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint - Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank.

Đến nay vốn điều lệ của Eximbank đạt 12.335 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 13.317 tỷ đồng. Eximbank hiện là một trong những Ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam.

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với Trụ Sở Chính đặt tại TP. Hồ Chí Minh và 207 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc và đã thiết lập quan hệ đại lý với 869 Ngân hàng tại 84 quốc gia trên thế giới.

Ngân hàng chúng tôi cung cấp đầy đủ các dịch vụ của một Ngân hàng tầm cỡ quốc tế, cụ thể sau:
Huy động tiền gởi tiết kiệm, tiền gởi thanh toán của cá nhân và đơn vị bằng VND, ngoại tệ và vàng. Tiền gửi của khách hàng được bảo hiểm theo quy định của Nhà nước.

Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; cho vay đồng tài trợ; cho vay thấu chi; cho vay sinh hoạt, tiêu dùng; cho vay theo hạn mức tín dụng bằng VND, ngoại tệ và vàng với các điều kiện thuận lợi và thủ tục đơn giản.

Mua bán các loại ngoại tệ theo phương thức giao ngay (Spot), hoán đổi (Swap), kỳ hạn (Forward) và quyền lựa chọn tiền tệ (Currency Option).

Thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa, chiết khấu chứng từ hàng hóa và thực hiện chuyển tiền qua hệ thống SWIFT bảo đảm nhanh chóng, chi phí hợp lý, an toàn với các hình thức thanh toán bằng L/C, D/A, D/P, T/T, P/O, Cheque.

Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa và quốc tế: Thẻ Eximbank MasterCard, thẻ Eximbank Visa, thẻ nội địa Eximbank Card. Chấp nhận thanh toán thẻ quốc tế Visa, MasterCard, JCB...thanh toán qua mạng bằng Thẻ.

Thực hiện giao dịch ngân quỹ, chi lương, thu chi hộ, thu chi tại chỗ, thu đổi ngoại tệ, nhận và chi trả kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nước.

Các nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước (bảo lãnh thanh toán, thanh toán thuế, thực hiện hợp đồng, dự thầu, chào giá, bảo hành, ứng trước...)

Dịch vụ tài chính trọn gói hỗ trợ du học. Tư vấn đầu tư - tài chính - tiền tệ

Dịch vụ đa dạng về Địa ốc;

Một số thành tựu đạt được
Từ đầu năm đến nay, Eximbank đã đạt nhiều danh hiệu, giải thưởng do các tổ chức bình chọn như:

Năm 2020

Top 20 nhãn hiệu nổi tiếng do Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam ghi nhận và trao tặng.

Giải thưởng “Ngân hàng dẫn đầu tăng trưởng doanh số chấp nhận thanh toán qua thẻ” từ tổ chức thẻ quốc tế JCB trao tặng.

Giải thưởng “Chuyển đổi số Việt Nam – VietNam Digital Awards” năm 2020 do Hội Truyền thông số Việt Nam trao tặng.

Giải thưởng Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc (STP Award) do Bank of New York Mellon (Mỹ) trao tặng.

Hãng đánh giá tín nhiệm quốc tế Standard & Poor’s Global Ratings công bố mức tín nhiệm đối tác dài hạn của Eximbank được giữ nguyên B+ với triển vọng “ổn định”.

Năm 2019

Giải thưởng “Thanh toán quốc tế xuất sắc” do Citibank trao tặng.

Giải thưởng “Thanh toán quốc tế xuất sắc” do JP Morgan bank trao tặng.

Giải thưởng “Ngân hàng Thanh toán quốc tế xuất sắc” do Wells Fargo trao tặng.

Giải thưởng “Ngân hàng dẫn đầu về sản phẩm thẻ mới”, “Ngân hàng dẫn đầu về số lượng thẻ tín dụng đang lưu hành” và “Ngân hàng dẫn đầu về doanh số chi tiêu thẻ” do Tổ chức thẻ Quốc tế JCB trao tặng.

Giải thưởng “Ngân hàng dẫn đầu tốc độ tăng trưởng doanh số thanh toán thẻ tín dụng dành cho khách hàng doanh nghiệp năm 2019” do Tổ chức Thẻ Quốc tế Visa trao tặng.

Giải thưởng “Chuyển đổi số Việt Nam – VietNam Digital Awards” năm 2019 do Hội Truyền thông số Việt Nam trao tặng.

Hãng đánh giá tín nhiệm quốc tế Standard & Poor’s Global Ratings công bố mức tín nhiệm đối tác dài hạn của Eximbank là B+ với triển vọng “ổn định”

Giải thưởng “Ngân hàng thanh toán quốc tế xuất sắc” di Bank of New York Mellon trao tặng.

Năm 2018

Giải thưởng Tỷ lệ điện tử xuyên suốt cao (STP) năm 2017 của Bank of New York Mellon trao tặng.

Giải thưởng Ngân hàng thanh toán quốc tế xuất sắc do Wells Fargo trao tặng.

Giải thưởng “Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc năm 2018” do Ngân hàng JPMorgan (Mỹ) trao tặng.

Năm 2017

Giải thưởng Chất lượng Điện Thanh toán Xuyên suốt Xuất sắc 2016 của HSBC.

Giải thưởng Chất lượng Điện Thanh toán Xuyên suốt 2016 của Bank of New York Mellon.

Giải thưởng Ghi nhận Chất lượng Thanh toán Bù trừ đồng Đô-la Mỹ 2017 của JPMorgan.

Giải thưởng Vận hành Điện Thanh toán Xuất sắc 2016 của Wells Fargo.

Năm 2016

Eximbank vinh dự nhận giải thưởng “Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc năm 2016” do Ngân hàng JPMorgan (Mỹ) trao tặng.

Năm 2015

Tháng 04/2015, tạp chí Asian Banker trao giải thưởng Ngân hàng Tài trợ Thương mại tốt nhất năm 2015 (Best Trade Finance Bank), đây là lần thứ 2 Eximbank nhận được giải thưởng này.

Được tạp chí Asian Banker trao giải thưởng Ngân hàng Tài trợ Thương mại Tốt nhất năm 2015 (Best Trade Finance Bank); được Tạp chí Asiamoney – Hong Kong trao tặng danh hiệu “Best Local Cash Management Bank in Vietnam 2015” (tạm dịch là “Ngân hàng Quản lý Tiền mặt Nội địa Tốt nhất Việt Nam năm 2015”) do các doanh nghiệp quy mô nhỏ có doanh số hàng năm dưới 100 triệu USD bình chọn.

Eximbank và Infosys ký kết triển khai giải pháp phần mềm Infosys Finacle Core Banking, tạo bước đột phá trong việc khai thác và phát triển thêm nhiều sản phẩm và dịch vụ ngân hàng hiện đại.

Tháng 05/2015, Eximbank nhận giải thưởng Thanh toán xuyên suốt (Straight Through Processing-STP Award) năm 2014 do Ngân hàng Standard Chartered Bank (SCB) trao tặng.

Năm 2014:

Tháng 03/2014 Ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam – Eximbank vinh dự nhận giải thưởng “Thanh toán quốc tế xuất sắc” do ngân hàng Bank of New York Mellon trao tặng.

Tháng 07/2014, Eximbank đạt giải “Báo cáo thường niên Tốt nhất năm 2014” do Sở Giao dịch chứng khóan Tp.HCM phối hợp với báo Đầu tư chứng khóan bình chọn.

Tháng 08/2014, Tạp chí EuroMoney trao giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2014” cho Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank).

Tháng 08/2013: Eximbank được tạp chí The Banker – một tạp chí hàng đầu trong lĩnh vực tài chính tiếp tục xếp hạng vào Top 1.000 ngân hàng lớn nhất thế giới năm 2014.

Tháng 08/2014: Eximbank nhận giải thưởng Top 100 nhà quản lý Tài đức và Top 100 Doanh nghiệp tiêu biểu xuất sắc do Hội liên hiệp Doanh nghiệp Việt Nam trao tặng.

Tháng 10/2014: Eximbank nhận giải thưởng “Doanh nghiệp mạnh và bền vững năm 2014” do Trung tâm văn hóa doanh nhân bình chọn.

Năm 2013:

Tháng 03/2013, Eximbank nhận giải thưởng “Thanh toán quốc tế xuất sắc” do ngân hàng Bank of New York Mellon trao tặng.

Tháng 04/2013, Eximbank nhận giải thưởng “Ngân hàng quản trị tốt nhất 2013” do tạp chí Asian Banker trao tặng.

Tháng 05/2013, Eximbank nhận giải thưởng “Sản phẩm Thương hiệu Việt hội nhập WTO năm 2013” do tạp chí Thương hiệu Việt trao tặng.

Tháng 07/2013, Eximbank nhận giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam 2013” do tạp chí EuroMoney trao tặng và giải thưởng Báo cáo Thường niên tốt nhất năm 2013 do Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM phối hợp báo Đầu Tư Chứng khoán tổ chức.

Tháng 08/2013, Eximbank là thương hiệu trong Top 1.000 ngân hàng hàng đầu thế giới do tạp chí The Banker bình chọn.

Tháng 10/2013, Eximbank được chọn trong Top 50 sản phẩm Vàng, dịch vụ Vàng năm 2013 do Trung tâm nghiên cứu ứng dụng phát triển Thương hiệu Việt bình chọn.

Tháng 11/2013, Eximbank được chọn trong Top 50 sản phẩm Vàng, dịch vụ Vàng năm 2013 do Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam trao tặng.

Tháng 12/2013, Eximbank nhận giải thưởng Top 100 Nhà quản lý tài đức và Top 100 Doanh nghiệp tiêu biểu xuất sắc do Hội liên hiệp Doanh nghiệp Việt Nam trao tặng.

Link nội dung: https://vinabull.vn/cap-nhat-lanh-dao-eib-eximbank-chu-tich-a1254.html