Kết quả kinh doanh TNG: 9 tháng 2022 doanh thu hơn 5.200 tỷ, tăng 29%

Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG (HNX: TNG) vừa công bố kết quả kinh doanh quý vừa qua.

tng-1631004974.png
CTCP Dệt may TNG (HNX: TNG)

 

Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG (HNX: TNG) cho biết, lũy kế doanh thu 9 tháng, Công ty đạt 5.247 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ và hoàn thành 87,5% kế hoạch năm 2022.

Trong quý III/2022, doanh thu TNG tiêu thụ đạt 2.018 tỷ đồng, tăng 308 tỷ đồng, tương đương 18% so với cùng kỳ. Lũy kế doanh thu 9 tháng, Công ty đạt 5.247 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ và hoàn thành 87,5% kế hoạch năm 2022.

Với kết quả thực hiện kế hoạch năm sau 9 tháng, Hội đồng quản trị TNG đã có nghị quyết thông qua việc tạm ứng cổ tức đợt 1/2022 bằng tiền với tỷ lệ thực hiện là 4%/mệnh giá (1 cổ phiếu nhận 400 đồng). Ngày chốt danh sách là 12/10/2022, ngày thanh toán vào 20/10/2022.

Về kế hoạch lâu dài, trong 5 năm tiếp theo, TNG kỳ vọng đạt mốc doanh thu khoảng 6.900 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế khoảng 575 tỷ đồng. Bên cạnh việc mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng thị phần ở các thị trường mới nổi, TNG sẽ mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thời trang trong nước tới tất cả các tỉnh, thành phố cũng như phân phối ra nước ngoài qua các kênh thương mại điện tử.

Cập nhật quý 2/2022: lợi nhuận gần 87 tỷ đồng, tăng 43%

CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (Mã chứng khoán: TNG) vừa công bố BCTC quý II/2022 và lũy kế 6 tháng đầu năm.

Quý II/2022, TNG đạt 1.982 tỷ đồng doanh thu; lợi nhuận sau thuế đạt gần 87 tỷ đồng, tăng lần lượt 37% và 43% so với cùng kỳ năm 2021. 

Lũy kế 6 tháng đầu năm, TNG ghi nhận doanh thu đạt 3.242 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế dạt hơn 125 tỷ đồng, lần lượt tăng 37% và 51% so với cùng kỳ năm 2021.

Xét về thị trường xuất khẩu của TNG, thị trường lớn nhất vẫn là Bắc Mỹ với tỷ trọng 54,4%, xếp thứ 2 là EU với 32% và Châu Á đứng thứ 3 với 5,1% và Việt Nam xếp thứ 6 với tỷ trọng 2%.

Cập nhật quý 1/2022: doanh thu dệt may tăng 38%, lợi nhuận tăng 60%

Theo BCTC quý I, Kết quả kinh doanh của Dệt may TNG khởi sắc, thể hiện qua những con số: 864 tỷ đồng doanh thu 2 tháng đầu năm, tăng 45%; lợi nhuận sau thuế đạt hơn 24,7 tỷ đồng, tăng 60% so với cùng kỳ 2021.

Bên cạnh đó Theo Bộ Công Thương, quý I, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may đạt 8,84 tỷ USD, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm trước. Năm nay, ngành dệt may Việt Nam đặt mục tiêu cán mốc 43 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, tăng 10,2%.

Nhìn lại 2021, dệt may TNG ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất trong lịch sử hoạt động bất chấp diễn biến dịch bệnh phức tạp. Cụ thể, doanh thu đạt gần 5.444 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế ở mức 233 tỷ đồng; tăng lần lượt 22% và 52% so với thực hiện năm 2020. Doanh nghiệp đã đạt 113% kế hoạch doanh thu và 133% chỉ tiêu lợi nhuận năm.

Doanh nghiệp lý giải lợi nhuận tăng nhờ định hướng tập trung vào khai thác, tăng tỷ trọng các khách hàng FOB (chủ động từ nguyên liệu đến thành phẩm). Cùng với việc khách hàng dịch chuyển đơn hàng từ các nước bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh sang Việt Nam, doanh nghiệp xác định rõ dòng hàng mục tiêu là các sản phẩm kỹ thuật, cao cấp.

Đồng thời, đơn vị áp dụng các giải pháp nâng cao năng suất lao động bằng việc sử dụng máy móc tự động, ứng dụng công nghệ 4.0 kiểm soát tình hình sản xuất của các nhà máy…

Tăng trưởng quý I của TNG đạt được nhiều tín hiệu tích cực thể hiện đà phục hồi tốt của ngành dệt may nói chung. Với những mục tiêu và sản phẩm cải tiến chất lượng cao sẽ tiếp tục phát triển và đạt được như kì vọng.

Cùng các gói hỗ trợ FTA (EVFTA, RCEP,..) giúp TNG đạt giá trị xuất khẩu sang các thị trường Mỹ , EU vượt kế hoạch và tích cực hơn ở Hàn Quốc, Nhật Bản trong quý II, III.

2172016945362016-07-20-09-34-19-32-1613985078.jpg
CTCP Đầu tư và Thương mại TNG

 

Cập nhật quý 4/2021: doanh thu thuần và lãi sau thuế đều tăng

Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (mã TNG) vừa công bố kết quả kinh doanh tháng 12 và lũy kế cả năm 2021.

Lũy kế năm 2021, doanh thu thuần và lãi sau thuế của TNG đạt lần lượt 5,444 tỷ đồng và gần 233 tỷ đồng, tăng 22% và 52% so với kết quả của năm 2020.

Năm 2021, TNG đặt mục tiêu đạt 4,798 tỷ đồng doanh thu và 175 tỷ đồng lãi sau thuế. Với kết quả lũy kế, Công ty đã lần lượt vượt hơn 13% mục tiêu doanh thu và hơn 33% mục tiêu lợi nhuận đã được ĐHĐCĐ thông qua.

Thời điểm cuối năm 2021, tổng tài sản của TNG đạt hơn 4,367 tỷ đồng, tăng 23% so với đầu năm. Trong đó, hàng tồn kho và các khoản phải thu của Công ty lần lượt tăng 13% và 61%, lên 1,159 tỷ đồng và 727 tỷ đồng.

Cập nhật quý 3/2021: lợi nhuận đạt mức kỷ lục 85,2 tỷ đồng, tăng 31%

Dệt may TNG (HNX: TNG) thông báo, trong quý III, doanh nghiệp dệt may ghi nhận doanh thu đạt 1.710 tỷ đồng, tương đương cùng năm trước. Song lợi nhuận sau thuế đạt 85,2 tỷ đồng, tăng 31% và là mức kỷ lục trong 1 quý. Biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 13,1% lên 14% cùng chi phí bán hàng giảm đã thúc đẩy lợi nhuận.

Đây là kết quả khả quan trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tái bùng phát mạnh, đặc biệt là khu vực phía Nam khiến ngành dệt may gặp khó. Dệt may TNG với nhà máy đặt tại tỉnh Thái Nguyên, địa phương ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh giúp hoạt động sản xuất duy trì bình thường và có khả năng được hưởng lợi đơn hàng dịch chuyển từ khu vực phía Nam.

Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần tăng 13% lên 4.080 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế tăng 31% lên 169 tỷ đồng. Lãi cơ bản trên cổ phiếu đạt 2.122 đồng, tăng 20,6%. So với kế hoạch năm, doanh nghiệp dệt may thực hiện được 97% chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế.

 

Dệt may TNG lý giải lợi nhuận tăng nhờ định hướng tập trung vào khai thác, tăng tỷ trọng các khách hàng FOB (chủ động từ nguyên liệu đến thành phẩm). Cùng với việc khách hàng dịch chuyển đơn hàng từ các nước bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh sang Việt Nam, doanh nghiệp xác định rõ dòng hành mục tiêu là các dòng sản phẩm kỹ thuật, cao cấp.

Tuy nhiên bước sang tháng 10, doanh thu đạt 463,3 tỷ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ năm trước và giảm 13,5% so với tháng trước.

Đây là mức doanh thu thấp nhất trong 6 tháng gần đây và rơi xuống dưới mốc 500 tỷ đồng. Lũy kế 10 tháng, doanh thu tiêu thụ đạt 4.543 tỷ đồng, thực hiện 80% kế hoạch năm và tăng 17% so với cùng kỳ năm trước.

- Kinh doanh ngành nghề chính: Dệt May, khẩu trang, đồ bảo hộ Y Tế, Bất Động Sản.
- Đồ bảo hộ Y Tế, Khẩu trang đã có chứng chỉ FDA vào Mỹ và CE vào EU (muốn có giấy phép của Mỹ phải ít nhất 1 năm, vào EU từ 6 tháng - 1 năm).

* Tương lai 2021-2025:
- Mỹ bắt đầu đeo khẩu trang và các nước trên thế giới cũng tương tự.
- Việt Nam đã kí 4FTA với CPTPP, EVFTA, RCEP, UKVFTE, hiện tại Anh đã đề nghị tham gia CPTPP đồng thời tương lai Mỹ cũng tham gia CPTPP và các dòng thuế xuất khẩu giảm từ 21,6%, 9,6% về 0% theo lộ trình.
- Năm nay Dệt May dự kiến xuất khẩu tăng trưởng từ 37 tỉ USD lên 39 tỉ USD.
- TNG là Công ty xuất khẩu thị phần cao nhất vào EU, Mỹ và tương lai cũng vậy đơn cử doanh thu cao nhất, đơn hàng đã có trước các công ty cùng ngành nghề khi đã kết nối các thương hiệu tầm cỡ khách hàng lớn như Decathlon, Nike, The Children’s Place…
- TNG đã tính toán chi phí giảm về mục tiêu hạ xuống mức 80%.
- Tồn kho hiện tại 1015 tỉ so với 860 tỉ năm 2020 trong khi giá nguyên liệu đầu vào đã tăng rất mạnh trên 70% tương ứng giá thành phẩm trên thị trường đã tăng khá cao.

VNDIrect

Link nội dung: https://vinabull.vn/ket-qua-kinh-doanh-tng-cong-ty-cp-dau-tu-va-thuong-mai-tng-a1249.html