Cụ thể, đối với khách hàng cá nhân, HDBank thực hiện giảm lãi suất cho khách hàng vay sản xuất kinh doanh và kinh tế nông nghiệp nông thôn với mức lãi suất giảm 0,5% – 3,5%/năm. HDBank ước tính, sẽ có 38.000 khách hàng cá nhân trên cả nước với 45.000 khoản vay được giảm lãi suất.
Đối với khách hàng doanh nghiệp, HDBank giảm lãi suất giảm từ 0,5-2,5%/năm với khách hàng thuộc các lĩnh vực: xuất nhập khẩu; tại các khu chế xuất- khu công nghiệp; nông nghiệp; giao thông vận tải; khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ; siêu nhỏ; công nghiệp chế biến, chế tạo, du lịch, giáo dục- đào tạo; dịch vụ thông tin; lưu trú ăn uống. Theo đó, sẽ có hơn 5.000 khách hàng doanh nghiệp trên cả nước với gần 10.000 khoản vay sẽ được giảm lãi suất.
Cập nhật ngày 2/9/2021: Đến lượt HDB (HDBank) muốn phát hành 40 triệu cổ phiếu ESOP, nguy cơ pha loãng giá trị
HDBank (HoSE: HDB) trình cổ đông phương án tăng vốn điều lệ từ phát hành 40 triệu cổ phiếu giá 10.000 đồng/cổ phiếu cho cán bộ nhân viên ngân hàng (ESOP). Thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2021 và 2022. Cổ phiếu ESOP sẽ bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định.
Việc phát hành cổ phiếu ESOP nhằm ghi nhận sự đóng góp của cán bộ nhân viên trong thời gian qua, đồng thời khích lệ tinh thần làm việc và sự gắn bó lâu dài của người lao động.
Vừa qua, HDBank đã chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức năm 2020 bằng cổ phiếu vào ngày 27/8 với tỷ lệ tỷ lệ 25%. Ngân hàng dự kiến sẽ tăng vốn điều lệ thêm hơn 3.984 tỷ đồng lên gần 20.073 tỷ đồng.
Nửa đầu năm, ngân hàng lãi trước thuế 4.193 tỷ đồng, tăng 44,2% so với cùng kỳ năm 2020 và thực hiện 58% kế hoạch năm. Hiệu quả quản trị và hiệu suất sinh lời được nâng cao với lãi ròng trên vốn chủ sở hữu (ROAE) tăng mạnh từ 21,6% lên 25,6%. Lãi ròng trên tổng tài sản (ROA) tăng từ 2,0% lên 2,1%. Hệ số chi phí trên thu nhập hoạt động kiểm soát ở mức 39,4%, tốt hơn cùng kỳ năm trước.
Tại 30/6, tổng tài sản ở mức 330.991 tỷ đồng. Dư nợ đạt hơn 199.163 tỷ đồng, tăng 5,8% so với cuối năm 2020. Tỷ lệ nợ xấu riêng lẻ 0,8%, thuộc nhóm ngân hàng có nợ xấu thấp nhất.
Theo giới đầu tư lão luyện, việc phát hành cổ phiếu ESOP sẽ tác động trực tiếp và ngay lập tức đến quyền lợi của các cổ đông. Vì nguồn lực để thực hiện chiến lược ưu đãi được lấy từ tài sản của công ty, tỷ lệ sở hữu của các cổ đông hiện hữu sẽ bị pha loãng tương ứng với tỷ lệ cổ phiếu ESOP được phát hành. Chưa kể, giá cổ phiếu thường sẽ bị tác động tiêu cực do việc phát hành cổ phiếu mới. Chính vì vậy, các cổ đông thường khó đồng thuận với vấn đề này nếu như không cho họ thấy được một lợi ích rõ ràng, minh bạch trong dài hạn.
Thực tế cho thấy, cổ phiếu ESOP có thể bị lạm dụng và sử dụng sai mục đích bởi một kế hoạch phát hành thiếu minh bạch từ ban lãnh đạo công ty. Thông qua ESOP, ban lãnh đạo có thể hợp pháp hóa việc “móc túi” cổ đông để tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần và trục lợi bằng việc đưa tên mình hay những nhân viên là người thân cận vào danh sách những người lao động được lựa chọn. Khi ấy, cổ phiếu ESOP có thể trở thành ngòi nổ cho sự xung đột lợi ích và mâu thuẫn giữa ban lãnh đạo và cổ đông.
Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HD Bank, mã HDB)
HDB được thành lập ngày 11/02/1989 với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Phát triển Nhà Thành phố Hồ Chí Minh
Trải qua hơn 30 năm xây dựng và phát triển không ngừng, HD Bank thuộc nhóm dẫn đầu những ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam với mạng lưới giao dịch khoảng 62 chi nhánh, 221 phòng giao dịch trên cả nước với tổng số nhân viên là 6.478 nhân sự (cập nhật 2020).
Nguồn vốn đầu tư của HDBank chủ yếu đến từ các nhà đầu tư cá nhân và các tổ chức trong nước nên có thể khẳng định HDBank là một ngân hàng tư nhân 100%. Mặc dù là một ngân hàng tư nhân nhưng HDBank vẫn nằm dưới sự quản lý của ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo đúng quy định pháp luật của ngành
Quá trình phát triển của HDBank
Năm 1989, ngân hàng HDBank chính thức thành lập với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Phát triển Nhà Thành phố Hồ Chí Minh (theo Quyết định số 47/QĐ-UB ngày 11/02/1989)
Năm 1992, HDBank chính thức được chuyển đổi mô hình thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Nhà Thành phố Hồ Chí Minh đồng thời tăng vốn điều lệ lên 5 tỷ đồng
Năm 2010, HDBank chính thức phát hành thẻ và cung cấp các dịch vụ bảo hiểm lần đầu ra thị trường đồng thời tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng
Ngày 19/09/2011, HDBank tiến hành đổi tên Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Nhà Thành phố Hồ Chí Minh thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh
Năm 2013, ngân hàng HDBank tiến hành sáp nhập với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Á (DaiABank) vào HDBank, tăng vốn điều lệ lên 8.100 tỷ đồng, tổng tài sản gần 90.000 tỷ VND và trở thành 1 trong 10 ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam
Năm 2018, Niêm yết thành công trên HOSE giúp HDBank trở thành ngân hàng nằm trong nhóm 20 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất HOSE
Giai đoạn từ 2019 đến nay, HDBank vẫn luôn tập trung hoàn thiện toàn diện hệ thống và đẩy mạnh các hoạt động bán lẻ và SME, đồng thời kết hợp các công nghệ hiện đại nhằm liên tục cải tiến và tạo ra những dịch vụ đa dạng, tiện lợi cho khách hàng
Moody's nâng triển vọng tín nhiệm của HDBank - HDB lên Tích cực: Theo Moody’s, kết quả này dựa trên xếp hạng tín nhiệm cơ sở (BCA) của HDBank có thể được điều chỉnh nâng bậc trong 12-18 tháng tới nhờ cải thiện chất lượng tài sản, giảm chi phí dự phòng trong những năm qua. Mặt khác, khả năng sinh lời của nhà băng này được nâng cao nhờ lợi suất tốt hơn từ cho vay cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cũng theo Moody's, năng lực về vốn của ngân hàng sẽ tiếp tục xu hướng ổn định nhờ nguồn vốn nội bộ đủ để đáp ứng cho tăng trưởng tổng tài sản.
Công ty Chứng khoán VNDirect
Link nội dung: https://vinabull.vn/cap-nhat-co-phieu-hdb-hdbank-a1236.html