Trong tháng 5/2024, Bộ Tài chính đề xuất một số phương án hỗ trợ ngành ô tô trong nước (gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, giảm lệ phí trước bạ từ tháng 8/2024 đến tháng 1/2025).
Các biện pháp này ghi nhận kết quả khá hiệu quả vào năm 2020 (doanh số trung bình tháng tăng 50% sau khi chính sách được áp dụng) và năm 2022 (doanh số tăng 20% svck), nhưng lại không quá thành công trong nửa cuối năm 2023, do quãng thời gian này người tiêu dùng cả nước thắt chặt chi tiêu.
Việc gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đã được phê duyệt, đề xuất giảm phí trước bạ cũng sẽ sớm được phê duyệt.
Giả định tổng sản lượng tiêu thụ ô tô trong năm 2024 sẽ tăng 9% svck, tăng trưởng sản lượng tiêu thụ xe máy Honda xuống còn 2% svck (từ 4% svck) do doanh số khá yếu trong 5T2024.
Ước tính doanh thu hợp nhất năm 2024 ở mức 3,8 nghìn tỷ đồng (+1% svck), nhưng hạ ước tính LNST hợp nhất xuống 6,51 nghìn tỷ đồng (+4% svck) do giảm kỳ vọng mức tiêu thụ xe máy.
Ước tính về doanh thu thuần hợp nhất và LNST hợp nhất năm 2025 lần lượt là 3,8 nghìn tỷ đồng (+1% svck) và 6,7 nghìn tỷ đồng (+3% svck), với dự báo đà tăng trưởng giảm tốc so với 2024.
Sự kiện bắt giữ Giám đốc điều hành gần đây sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các công ty con của VEA (Honda VN, Toyota VN, Ford VN). Một điều đáng ghi nhận là công ty đã có tiến triển trong việc giải quyết các ý kiến kiểm toán ngoại trừ, đây là một bước tiến quan trọng hướng tới việc đáp ứng các yêu cầu để được niêm yết trên sàn HOSE.
SSI tăng giá mục tiêu 1 năm lên 46.500 đồng/cổ phiếu (từ 36.500 đồng/cổ phiếu), khi kết hợp mô hình chiết khấu cổ tức (Chi phí vốn sở hữu: 10,7%, tốc độ tăng trưởng cổ tức: 0%) và hệ số P/E mục tiêu là 9x, khi chuyển cơ sở định giá sang năm 2025.
SSI nâng khuyến nghị lên KHẢ QUAN (từ TRUNG LẬP), nhờ tỷ suất cổ tức hấp dẫn và các rủi ro đã giảm bớt so với trước đây.
Tỷ suất cổ tức của VEA cho năm 2024 và 2025 hiện ở mức lần lượt là 11% và 10%, đây là mức khá cao so với lãi suất huy động hiện tại (4,5-5,5%/năm). Tổng mức sinh lời tiềm năng cho cổ phiếu là 16%.
Thành viên cập nhật ngày 23/6/2023: dấu hiệu giảm tốc ngày càng rõ rệt
Khó khăn hiện hữu với Tổng CT Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEA) dù cơ hội đầu tư vào thị trường xe máy rộng lớn cũng như tăng trưởng ô tô tại Việt Nam về dài hạn là tốt.
Tháng 6, 2023 VAMA và Honda Việt Nam hiện đã công bố sản lượng tiêu thụ Tháng 5/2023, cho thấy dấu hiệu suy yếu của cả thị trường xe máy và ô tô.
Doanh số xe máy của Honda yếu: Honda Việt Nam cho biết doanh số bán xe máy Tháng 5 giảm mạnh 31,5% m/m xuống còn 142.580 chiếc (giảm 8,3% y/y, mặc dù là mức so sánh thấp là do Việt Nam thiếu hụt linh kiện và bộ phận để sản xuất xe máy). Đáng chú ý, số liệu Tháng 5/2023 là mức thấp nhất kể từ Tháng 10/2021, ngoại trừ chỉ số Tháng 2/2023 (140.669 chiếc khi số lượng ngày bán thấp hơn).
Vì xe máy thuộc nhóm hàng hóa không thiết yếu và trong giai đoạn tiêu thụ bão hòa, chúng tôi không kỳ vọng sẽ sớm thấy bất kỳ sự phục hồi có ý nghĩa. Tiêu thụ xe máy chậm có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận trong ngắn hạn của VEA, vì lợi nhuận từ xe máy của Honda chiếm phần lớn lợi nhuận từ liên doanh của VEA (khoảng 80%).
Doanh số ô tô giảm xuống mức thấp trong nhiều tháng: Sản lượng tiêu thụ ô tô VAMA giảm xuống mức thấp ở mức 19.266 chiếc (giảm 6,8% m/m & 51,2% y/y), thấp nhất kể từ ngày Tháng 10/2021 (Tháng 9/2021: 12.296 chiếc). Xu hướng giảm đã duy trì kể từ Tháng 11/2022, theo quan sát của chúng tôi, trong bối cảnh các yếu tố cơ bản vĩ mô khó khăn hơn (xuất khẩu chậm lại trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu yếu và lãi suất cao cũng như khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng khó khăn hơn).
Những người mua ô tô, tỏ ra thận trọng trong việc chi tiêu cho các sản phẩm có giá trị lớn. Điều này tương tự như những gì chúng ta quan sát từ PNJ – Công ty trang sức có thương hiệu hàng đầu Việt Nam.
Duy trì khuyến nghị Neutral, dự báo & giá mục tiêu
Trong Cập nhật Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu gần đây, CTCK Bảo Việt BVSC đã điều chỉnh giảm 14,1% dự báo lợi nhuận ròng năm 2023 của VEA xuống 6.455 tỷ (giảm 15,0% y/y), trước khi tăng trở lại 10,6% y/y trong năm 2024.
Với triển vọng ngắn hạn đầy thách thức, BVSC duy trì khuyến nghị Neutral đối với VEA với giá mục tiêu không đổi là 40.930 đồng/cổ phiếu, định giá công ty ở mức P/E hợp lý giữa năm 2024 là 8,0x.
Ở mức giá hiện tại, VEA đang giao dịch ở mức P/E là 7,5x (giữa năm 2024) và 7,1x (năm 2024) so với mức trung bình 5 năm qua là 9,1x. Suất cổ tức là 9,6% cho năm 2023 và 13,0% cho năm 2024.
Thành viên cập nhật ngày 31/8/2021: Bản Việt khuyến nghị MUA cổ phiếu VEA dù dịch COVID-19 ảnh hưởng doanh số ô tô xe máy
Công ty Chứng khoán Bản Việt duy trì khuyến nghị MUA cho Tổng CT Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEA) và gần như giữ nguyên giá mục tiêu khi tiếp tục đánh giá cao cơ hội đầu tư vào thị trường xe máy rộng lớn cũng như tăng trưởng dài hạn của tiêu thụ ô tô tại Việt Nam của VEA cùng với mức lợi suất cổ tức cao của công ty.
Trong báo cáo này, chúng tôi thay đổi phương pháp định giá từ P/E sang mô hình chiết khấu cổ tức (DDM), chúng tôi tin rằng phương pháp này phù hợp với chính sách cổ tức ổn định của VEA. Ngoài ra, DDM giúp giảm tác động của biến động lợi nhuận trong ngắn hạn do các gián đoạn liên quan đến dịch COVID-19 đối với mô hình định giá của chúng tôi.
Chúng tôi giảm dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2021/2022/2023 thêm 22%/14%/3% do dịch COVID-19 bùng phát mạnh hơn dự kiến tại Việt Nam làm ảnh hưởng đến nhu cầu phương tiện và hoạt động bán hàng.
Dự báo doanh số xe du lịch (PC)/xe máy sẽ giảm 15%/15% trong năm 2021F(so với mức tăng trưởng 13%/8% trong báo cáo trước đây của chúng tôi), sau đó ghi nhận tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) lần lượt đạt 23%/14% trong giai đoạn 2021-2023.
Giá mục tiêu của chúng tôi tương ứng P/E năm 2021/2022 của VEA đạt 13,1/10,5 lần so với P/E trượt trung bình 5 năm của các công ty cùng ngành à 11 lần. Lợi suất cổ tức năm 2021 của VEA (sẽ được chia vào năm 2022) hấp dẫn ở mức 9,1%.
Rủi ro đối với quan điểm tích cực của chúng tôi: Nhu cầu xe máy và ô tô tiếp tục suy yếu - đặc biệt nếu tình hình dịch COVID-19 vẫn tiếp diễn; cạnh tranh gay gắt hơn trên thị trường ô tô; những thay đổi đối với chính sách cổ tức của VEA hoặc các công ty liên kết sẽ dẫn đến mức lợi suất cổ tức thấp hơn kỳ vọng.
Tổng Công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM, mã VEA)
Tổng công ty Máy Động lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam – Công ty Cổ phần (VEAM) tiền thân là Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên, hoạt động theo mô hình Công ty Mẹ - Công ty Con, thuộc Bộ Công thương được thành lập ngày 12 tháng 05 năm 1990 với mục tiêu trọng tâm của ngành cơ khí Việt Nam là Công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Ngày 18/01/2017, theo quyết định 4874/QĐ-BCT về việc cổ phần hoá Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam, VEAM tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất, chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty Cổ phần.
VEAM hiện có 27 đơn vị thành viên bao gồm các công ty con là công ty TNHH Nhà nước một thành viên, các công ty cổ phần, công ty liên kết, các chi nhánh phụ thuộc và 1 viện nghiên cứu. Các đơn vị thành viên của VEAM với trên 20.000 cán bộ công nhân viên là các công ty sản xuất và kinh doanh máy móc, phụ tùng phục vụ cho sản xuất nông lâm ngư nghiệp và giao thông vận tải. Trong số các đơn vị thành viên còn có 3 công ty chuyên về kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị đáp ứng các nhu cầu của VEAM và các bạn hàng khác. VEAM là đối tác Việt Nam tham gia góp vốn và thành lập các liên doanh Toyota Việt Nam, Honda Việt Nam, Ford Việt Nam, Mekong Auto, Kumba và VEAM Korea.
VEAM là doanh nghiệp lớn nhất về qui mô và có truyền thống lâu dài về sản xuất máy nông nghiệp tại Việt Nam. Với bề dày kinh nghiệm trong sản xuất, các sản phẩm của VEAM như: máy cày, động cơ đốt trong (xăng và diesel), máy xay xát lúa và hộp số nuôi tôm rất được thị trường nội địa ưa thích và hiện nay đã xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Các dây chuyền sản xuất của VEAM liên tục được đầu tư và cải tiến để có thể đạt được chất lượng tốt nhất với chi phí thấp. Bên cạnh đó, với nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, VEAM đã có thể áp dụng các mô hình quản lý tiên tiến từ đó giúp giảm chi phí, tăng năng suất và phản ứng nhanh hơn với những thay đổi của thị trường máy nông nghiệp.
Ngay từ những năm 2000, VEAM đã tích cực tham gia công nghiệp hỗ trợ và cho tới nay đã gặt hái được những thành công nhất định. Hiện nay, VEAM là nhà cung cấp phụ tùng chính thức cho các liên doanh lớn tại Việt Nam như: Honda, Piaggio, Yamaha… Với năng lực hiện thời, VEAM có thể sản xuất được các chi tiết phần khung và chi tiết phần động cơ, đặc biệt có những chi tiết động cơ dạng khó như: Trục khuỷu (Crankshaft), Tay biên (Connecting Rod)… Hợp tác với các công ty lớn đã giúp VEAM nâng cao thương thiệu và đã có nhiều Công ty nước ngoài tìm đến đặt hàng như Sumitomo, Enkei, Konishi, Tshukuba...
Năm 2009, Chi nhánh Tổng công ty - Nhà máy ô tô VEAM (VEAM Motor) được xây dựng trên cơ sở thiết kế đồng bộ của nhà máy ô tô Samsung (Hàn Quốc) với công suất 33.000 xe tải/năm, chính thức đi vào hoạt động và xuất xưởng những chiếc xe đầu tiên. Đây là nhà máy lắp ráp ô tô có qui mô lớn với tiêu chuẩn quốc tế, các dây chuyền dập, sơn tĩnh điện và lắp ráp hoàn toàn đồng bộ và có tính tự động hóa cao giúp cho sản phẩm của ô tô tải của VEAM đạt được chất lượng tốt và ổn định. Cho tới nay, thương hiệu ô tô VEAM đã được chấp nhận rộng rãi trên thị trường, sản lượng tiêu thụ tăng đều hàng năm.
Năm 2011, Chi nhánh Tổng công ty – Nhà máy Đúc VEAM (Veam Foundry) chính thức đi vào hoạt động, được đầu tư xây dựng thiết kế đúng tiêu chuẩn, cung cấp các sản phẩm đúc chất lượng cao cho các đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty, các công ty của Nhật Bản, và Châu Âu như: Toshiba, Iseki, Juki, Sumitomo, Komori, HE v.v. Năm 2016, Nhà máy Đúc đã đưa vào hoạt động dây chuyền đúc tự động tăng năng suất và chất lượng của sản phẩm Đúc.
Bên cạnh việc phát triển công nghiệp hỗ trợ đối với xe máy, VEAM xúc tiến đầu tư, kêu gọi các nhà đầu tư sản xuất ô tô, phụ tùng và linh kiện ô tô nước ngoài liên doanh, liên kết, chuyển giao công nghệ sản xuất phụ tùng và linh kiện ô tô cho các công ty thành viên của VEAM và xây dựng các nhà xưởng sản xuất phụ tùng, linh kiện ô tô cung cấp cho các công ty: Toyota, Honda, Ford ... nhằm tăng tỷ lệ nội địa hóa theo đúng chủ trương và chỉ đạo của Chính phủ, góp phần đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp.
Tên tiếng Việt: TỔNG CÔNG TY MÁY ĐỘNG LỰC VÀ MÁY NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM - CTCP
Tên tiếng Anh: VIETNAM ENGINE AND AGRICULTURAL MACHINERY CORPORATION - JSC
Tên giao dịch: VEAM
Chủ tịch Hội đồng quản trị: Ông Nguyễn Khắc Hải
Tổng Giám đốc: Ông Phan Phạm Hà
BVSC & Bản Việt
Link nội dung: https://vinabull.vn/ban-viet-khuyen-nghi-mua-co-phieu-vea-du-dich-covid-19-anh-huong-doanh-so-o-to-xe-may-a1232.html