BSC khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu DDV với giá mục tiêu 2024F là 20,000 VNĐ/CP, dựa trên phương pháp định giá EV/EBITDA với tỷ lệ mục tiêu là 8.4x.
Tỷ lệ EV/EBITDA mục tiêu áp dụng mức chiết khấu 25% so với trung vị ngành là 10.6x do DDV có quy mô lợi nhuận nhỏ hơn và thiếu thông tin chi tiết từ phía doanh nghiệp.
LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ
Lợi nhuận ròng 2024F dự phóng tăng +109% svck nhờ giá bán và sản lượng duy trì mức cao, lần lượt tăng +7.5% svck và +3.1% svck;
Nguyên liệu đầu vào: quặng Apatit cơ bản được đảm bảo;
Tài chính lành mạnh với lượng tiền mặt lớn (chiếm hơn 40% tổng tài sản) là bệ phóng giúp DDV nghiên cứu các dự án đầu tư;
CATALYST
Thông qua luật VAT đưa phân bón vào mặt hàng chịu thuế kỳ vọng giúp doanh nghiệp được hoàn thuế đầu vào trong năm 2025, ước tính số tiền đạt 150 – 200 tỷ VND (~103% - 137% dự phóng lợi nhuận ròng năm 2024F);
CẬP NHẬT KẾT QUẢ KINH DOANH
Luỹ kế cả năm 2023 Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của DDV lần lượt đạt đạt 3,210 tỷ VND (-2% YoY) và đạt 70 tỷ VND (-80% YoY); trong đó, sản lượng DAP tăng +40% YoY bù đắp giá bán bình quân giảm -31% YoY;
Lợi nhuận gộp đạt 262 tỷ VND (-46% YoY), biên LNG đạt 8% (-6.8 đpt) chủ yếu do: (1) giá bán bình quân giảm và (2) giá nguyên vật liệu cao trong đầu năm 2023;
Kế hoạch kinh doanh 2024 thận trọng, đi ngang so với năm 2023: DDV đặt kế hoạch 2024 doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt 3,270 tỷ VND (+1.1% YoY) và 125 tỷ VND (+55% YoY) tương ứng đạt 93% và 73% dự phóng của BSC;
DỰ BÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
BSC dự phóng DTT và LNST thuế DDV năm 2024 lần lượt đạt: 3,520 tỷ VND (+9.9%) và 146 tỷ VND (+109%), EPS 2024F = 1,001 VND với các giả định chính như sau:
Sản lượng DAP đạt 258 nghìn tấn (+3.1% YoY), duy trì mức cao tương đương cùng kỳ nhờ Trung Quốc duy trì chính sách hạn chế xuất khẩu trong 1H/2024;
Giá bán DAP bình quân đạt 13.6 triệu VND/tấn (+7.5% YoY) chủ yếu tăng so với mức nền thấp trong Q2 và Q3/2023;
BSC dự phóng DTT và LNST thuế DDV năm 2025 lần lượt đạt: 3,684 tỷ VND (+4.4%) và 228 tỷ VND (+58.7%), EPS 2025F = 1,560 VND với các giả định chính như sau:
Sản lượng DAP đạt 263 nghìn tấn (+2.0% YoY)
Giá bán DAP bình quân đạt 13.8 triệu VND/tấn (+1.5% YoY)
Biên lợi nhuận gộp cải thiện 2.6đpt lên 12.6% chủ yếu nhờ khấu hao nhà máy DAP giảm 57 tỷ VND;
RỦI RO
Rủi ro tăng cạnh tranh với DAP nhập khẩu trong bối cảnh Trung Quốc thay đổi chính sách xuất khẩu DAP;
Rủi ro thiếu quặng khiến sản lượng sản xuất thấp hơn ước tính;
Cập nhật ngày 17/3/2024: Niềm vui của Nhà nông
Công ty Cổ phần DAP – VINACHEM (UPCOM: DDV) là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất phân bón gốc Nitơ và hóa chất cơ bản. DDV được cổ phần hóa với 64% vốn Nhà nước và trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam.
❖ Hoạt động sản xuất 2023 vượt kế hoạch: Lũy kế cả năm 2023, DDV sản xuất được hơn 240.124 tấn DAP, tiêu thụ 250.244 tấn, tương ứng mức hoàn thành lần lượt 114% và 113% kế hoạch cả năm 2023. Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lũy kế cả năm 2023 lần lượt đạt 3.181 tỷ đồng và 69 tỷ đồng, tương ứng giảm 2,7% và 80,8% so với cùng kỳ 2022 chủ yếu do giá phân DAP diễn biến không thuận lợi khi giảm hơn 30% so với năm 2022.
Điểm tích cực là nhu cầu dần hồi phục, sản lượng sản xuất và tiêu thụ của DDV lần lượt tăng trưởng 29% và 41% so với cùng kỳ giúp doanh thu giảm nhẹ.
❖ Diễn biến giá DAP đang dần thuận lợi trở lại: Theo dữ liệu từ Tradingeconomics, giá DAP sau khi tạo đáy vào giai đoạn tháng 6/2023 đang liên tục hồi phục và tăng mạnh trong giai đoạn đầu năm, hiện đạt xấp xỉ 630 USD/tấn. Trong quý I/2024, giá DAP thế giới đang cao hơn bình quân 2023 khoảng 11%. Kỳ vọng xu hướng này sẽ giúp DDV cải thiện biên lợi nhuận trong 2024.
❖ Hoạt động kinh doanh trong năm 2024 được thúc đẩy bởi nhu cầu phân bón: DDV đặt kế hoạch sản xuất kinh doanh trong quý I/2024 với mục tiêu sản lượng DAP cho sản xuất và tiêu thụ tiếp tục đạt 60.000 tấn/quý, cao hơn khoảng 20% so với sản lượng thực tế cùng kỳ 2023.
Kỳ vọng doanh nghiệp sẽ hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh quý I/2024 và nửa đầu năm nhờ nhu cầu tiêu thụ phân bón được thúc đẩy bởi mặt bằng giá nông sản vẫn ở mức cao.
❖ Triển vọng từ việc tăng công suất: Hiện tại, DDV đã có những bước đầu gia tăng đầu tư chiều sâu sản phẩm Axit Photphoric và sản xuất ra phân bón MAP với công suất 60.000 tấn/năm. Điều này kỳ vọng giúp DDV tăng doanh thu và cải thiện biên lợi nhuận khi giá MAP trên thị trường quốc tế thường cao hơn 5-10% so với giá DAP.
DDV hiện có tình hình tài chính lành mạnh với tỷ lệ vay nợ thấp và áp lực trả nợ không đáng kể.
Kỳ vọng lợi nhuận của DDV sẽ hồi phục mạnh mẽ trong năm 2024 nhờ: (1) Giá phân bón DAP dần hồi phục từ mức đáy của năm 2023; (2) Nhu cầu phân bón được thúc đẩy bởi giá nông sản đang ở mức cao; và (3) Triển vọng đầu tư sản xuất MAP giúp cải thiện biên lợi nhuận.
Với việc DDV đang được giao dịch quanh vùng định giá P/B thấp hơn bình quân 5 năm và đang có tín hiệu thu hút dòng tiền trong các phiên gần đây, Agriseco Research khuyến nghị Mua cổ phiếu DDV với giá mục tiêu 16.500 đ/cp
Công ty Cổ phần DAP - VINACHEM (DAP Đình Vũ, mã DDV)
Công ty Cổ phần DAP – VINACHEM là doanh nghiệp cổ phần với 64% vốn Nhà nước trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0200827051, do Sở kế hoạch & Đầu tư Hải Phòng cấp ngày 29/7/2008 và đăng ký thay đổi lần thứ 4, ngày 26/12/2014.
- Vốn điều lệ: 1.461 tỷ đồng
- Ngành nghề kính doanh chính:
+ Sản xuất phân bón và hợp chất nitơ.
+ Sản xuất hoá chất cơ bản.
+ Sản xuất, truyền tải và phân phối điện (bao gồm bán điện)
+ Sửa chữa máy móc, thiết bị.
+ Sửa chữa thiết bị điện.
+ Lắp đặt thiết bị máy móc và thiết bị công nghiệp.
+ Bán buôn phân bón, hợp chất nitơ và hoá chất cơ bản (không bao gồm thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật)
QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NHÀ MÁY:
- Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất phân bón phức hợp DAP tại khu Kinh tế Đình Vũ, Tp. Hải Phòng là dự án nhóm A, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 626/QĐ-TTg ngày 29/7/2002.
- Mục tiêu chính: Sản xuất phân bón Diamon Phốt phát (DAP) có hàm lượng dinh dưỡng cao, thực hiện quá trình chế biến sâu để sử dụng có hiệu quả hơn nguồn nguyên liệu quặng Apatít có sẵn trong nước. Góp phần đảm bảo an ninh lương thực, ổn định và chủ động trong việc cung cấp phân bón DAP cho phát triển nông nghiệp, hạn chế nhập khẩu, tiết kiệm ngoại tệ.
Tổng mức đầu tư tại thời điểm được Chính phủ phê duyệt là 172,385 triệu USD. Dự án bao gồm các nhà máy sản xuất chính:
1- Nhà máy sản xuất phân bón phức hợp Diamon Phốt phát (DAP): Công suất: 330.000 tấn/năm, mua bản quyền công nghệ của hãng INCRO - Tây Ban Nha.
2- Nhà máy sản xuất Axit Sulfuric (H2SO4): Công suất: 414.000 tấn/năm, mua bản quyền công nghệ của hãng MONSATO - Hoa Kỳ.
3- Nhà máy sản xuất Axit Phốtphoríc (H3PO4): Công suất: 161.700 tấn/năm (P2O5 100%), mua bản quyền công nghệ của hãng PRAYON - Vương quốc Bỉ.
4- Nhà máy Nhiệt điện công suất thiết kế 12,0 MW.
5- Trạm xử lý nước thải với công suất thiết kế 40m3/giờ.
- Ngày 12/3/2007, Nhà thầu EPC bắt đầu triển khai đóng nhát cọc đầu tiên của gói thầu chính. Sau 25 tháng nỗ lực thi công, xây lắp, chạy thử đơn động, liên động, đến ngày 12/4/2009 đã sản xuất thành công ra mẻ sản phẩm phân bón DAP đầu tiên.
- Ngày 22/4/2009 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã về thăm và công bố tấn sản phẩm phân bón Diamonnium Photphate (DAP) lần đầu tiên do Việt Nam tự sản xuất, ghi dấu thời điểm chấm dứt thời kỳ lệ thuộc hoàn toàn vào phân bón DAP nhập khẩu từ nước ngoài.
Từ năm 2009 đến nay, hàng trăm nghìn tấn phân bón phức hợp chất lượng cao DAP Đình Vũ đã đến với đồng ruộng tại Việt Nam, chăm bón cho các loại cây trồng, đã thực sự gắn bó với bà con nông dân và mang lại hiệu quả kinh tế cao đúng với thương hiệu:
“DAP ĐÌNH VŨ - Niềm vui của Nhà nông”.
BSC & Agriseco Research
Link nội dung: https://vinabull.vn/danh-gia-co-phieu-ddv-cong-ty-co-phan-dap-vinachem-dap-dinh-vu-a121.html