Kết quả kinh doanh PNJ (Vàng bạc Phú Nhuận): năm 2023 lãi 1.970 tỷ, cao nhất 35 năm

Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) vừa công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý gần nhất.

 

Theo báo cáo kết quả kinh doanh vừa công bố, Công ty cổ phần Vàng Bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) đạt doanh thu hơn 33.100 tỷ đồng, giảm 2,2% so với năm 2022. Tuy nhiên lợi nhuận gộp lại tăng, giúp lãi sau thuế nâng thêm 8,9%, lên hơn 1.970 tỷ đồng, cao nhất kể từ khi thành lập năm 1988.

Công ty chỉ hoàn thành 93% chỉ tiêu doanh thu nhưng vượt gần 2% kế hoạch lợi nhuận đề ra cho năm 2023. Ban lãnh đạo cho biết nguyên nhân là PNJ chiếm thêm thị phần, gia tăng khách hàng mới, mở rộng mạng lưới, tung ra sản phẩm đa dạng và tiếp cận khách hàng tốt hơn.

Năm trước, công ty này đóng 7 điểm bán nhưng mở mới 48 cửa hàng. Đây là động thái giúp tăng cường độ phủ và tối ưu hóa vận hành. Tại cuộc họp thường niên hồi cuối tháng 4/2023, CEO Lê Trí Thông từng cho biết PNJ tăng được doanh số nhờ khai thác thêm khách hàng thân thiết của những tiệm kim hoàn khác. Đây là nhóm khách công ty chưa tiếp cận hoặc mới tiếp cận sau giai đoạn dịch.

Trong số ba mảng kinh doanh chính, doanh thu bán lẻ và bán sỉ trang sức giảm lần lượt gần 8% và hơn 30% so với năm 2022. Riêng mảng bán lẻ, doanh nghiệp này nói mức giảm doanh thu của họ đang thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung của thị trường.

Mảng duy nhất tăng trưởng dương là vàng 24K, mang về cho PNJ hơn 10.400 tỷ đồng doanh thu, tăng 21% so với năm trước. Đây là con số kỷ lục mà PNJ từng báo cáo kể từ năm 2017, trung bình mỗi ngày hãng bán ra gần 29 tỷ đồng vàng 24K. Nhớ đó, mảng này lần đầu chiếm gần một phần ba trong cơ cấu doanh thu công ty.

Doanh thu vàng miếng của PNJ bắt đầu tăng đột biến từ năm 2022. Giai đoạn 2017-2021, con số này chỉ tăng khoảng 20-30% so với cùng kỳ, trong khi năm 2022 tăng hơn 70%. Thời điểm đó, thị trường ghi nhận giá vàng tăng nhanh hơn trước, từng bước cán mốc 60 triệu và 70 triệu đồng một lượng, sau đó chủ yếu giao dịch quanh 65 triệu đồng suốt cả năm.

Tuy doanh thu vàng miếng tăng trưởng mạnh, ban lãnh đạo PNJ nhiều lần khẳng định biên lợi nhuận của mảng này thấp, ảnh hưởng đến biên lãi gộp toàn công ty. Vàng miếng thường chỉ chiếm tỷ trọng trên dưới 1% trong lợi nhuận gộp của hãng.

Cập nhật quý 3/2023: lãi sau thuế 253 tỷ đồng

CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (HOSE: PNJ) báo lãi sau thuế quý 3/2023 hơn 253 tỷ đồng, gần như tương đương cùng kỳ trong bối cảnh nền kinh tế và thị trường tiêu dùng vẫn chưa khởi sắc.

Quý 3/2023, PNJ ghi nhận doanh thu thuần khoảng 6,918 tỷ đồng và lãi gộp 1,198 tỷ đồng, giảm lần lượt 6% và 4% so với cùng kỳ. Biên lãi gộp đi ngang đạt 17%.

Kỳ này, doanh thu hoạt động tài chính mang về gần 27 tỷ đồng, gấp 4.2 lần cùng kỳ, do lãi tiền gửi tăng mạnh. Đối trọng lại, Công ty gánh 36 tỷ đồng chi phí tài chính, tăng 10%. Hơn nữa, chi phí quản lý doanh nghiệp lên tới 175 tỷ đồng, tăng 5%.

Trong khi đó chi phí bán hàng chiếm 697 tỷ đồng, giảm 4%. Kết quả, PNJ đạt lãi sau thuế hơn 253 tỷ đồng trong quý 3, ít có sự biến động với cùng kỳ.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, doanh thu thuần PNJ ở mức gần 23,377 tỷ đồng, giảm 9% so với cùng kỳ và đạt 66% kế hoạch năm. Lãi sau thuế đi ngang ở mức 1,340 tỷ đồng, thực hiện được 69% mục tiêu lợi nhuận năm.

Trên bảng cân đối kế toán, tại thời điểm 30/09/2023, PNJ đạt quy mô tổng tài sản hơn 13,055 tỷ đồng, giảm nhẹ 2% so với đầu năm. Chiếm hơn 74% tổng tài sản là hàng tồn kho với 9,709 tỷ đồng, giảm 8%.

Công ty đang có hơn 135 tỷ đồng tiền mặt, giảm 67%; tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn chiếm 312 tỷ đồng, giảm 27%; ngược lại khoản tiền gửi có kỳ hạn là 990 tỷ đồng, gấp gần 5 lần hồi đầu năm.

Cập nhật quý 2/2023: lợi nhuận 335 tỷ đồng dù thị trường chung gặp khó

6 tháng đầu năm, Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) đạt doanh thu thuần 16,459 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế khoảng 1,083 tỷ đồng.

Báo cáo kinh doanh quý II cũng ghi nhận doanh thu thuần cùng lợi nhuận sau thuế lần lượt chạm mốc 6,663 tỷ và 335 tỷ đồng.

Đại diện đơn vị cho biết doanh thu trang sức bán lẻ 6 tháng đầu năm giảm 10,3% so với cùng kỳ do chịu tác động bất lợi từ thị trường. Tuy nhiên, nhờ vạch ra loạt chiến lược kinh doanh cùng phương pháp tiếp cận hiệu quả, PNJ vẫn kiểm soát được mức giảm thấp hơn thị trường chung.

Tương tự, vì sức mua trang sức nội địa lẫn đơn đặt từ khách doanh nghiệp có phần hạ nhiệt, doanh thu mảng bán sỉ này 6 tháng đầu năm giảm 30,2% so với 2022. Bù lại, kênh sỉ tiếp tục mở rộng lượng khách mới. Doanh thu vàng 24K chỉ giảm nhẹ - 1,1%.

Ngoài ra, biên lợi nhuận gộp trung bình 6 tháng đầu năm đạt 18,9% (cao hơn mức 17,6% hồi 2022), nằm trong kế hoạch kinh doanh. Tổng chi phí hoạt động giảm 2,6% so với cùng kỳ, tỷ lệ chi phí hoạt động/lợi nhuận gộp tăng nhẹ - từ 54.6% (2022) lên 54,9%. Nguyên nhân là nền giá cao hơn, ảnh hưởng từ yếu tố lạm phát và sự thu hẹp doanh thu.

Tính đến cuối tháng 6, hệ thống PNJ có 381 cửa hàng độc lập gồm: 360 PNJ Gold, 7 PNJ Silver, 3 CAO Fine Jewellery, 5 chi nhánh Style by PNJ, 3 PNJ Watch và 3 PNJ Art.

Cập nhật quý 1/2023: doanh thu 9.800 tỷ, lợi nhuận 749 tỷ đồng

PNJ công bố KQKD quý 1/2023 sơ bộ với doanh thu thuần đạt 9,8 nghìn tỷ đồng (-3,8% YoY) và LNST đạt 749 tỷ đồng (+3,8% YoY).

Doanh thu thuần đạt 2,8 nghìn tỷ đồng (-9,7% YoY) và LNST đạt 193 tỷ đồng (-2,5% YoY) vào tháng 3/2023. Doanh thu giảm trong tháng 3 chủ yếu do doanh thu vàng miếng giảm 11% YoY và doanh thu bán buôn giảm 31% YoY, nguyên nhân do nhu cầu tiêu dùng yếu trên diện rộng và mức cơ sở cao vào tháng 3/2022. Mặt khác, doanh thu bán lẻ đạt 1,7 nghìn tỷ đồng (-1,5% YoY) vào tháng 3/2023. 

Trong quý 1/2023, doanh thu bán lẻ (58% tổng doanh thu trong quý 1/2023) đạt 5,7 nghìn tỷ đồng (-0,6% YoY). Ngoài ra, doanh thu bán buôn (9% tổng doanh thu trong quý 1/2023) giảm 19,2% YoY và doanh thu vàng miếng (32% tổng doanh thu trong quý 1/2023) giảm 3,1% YoY. 

Cập nhật quý 4/2022: Lợi nhuận quý IV tăng, nhưng cả năm giảm

Lợi nhuận quý IV/2021 của Công ty cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (mã cổ phiếu PNJ, sàn HOSE) tăng, nhưng giảm trong cả năm 2021. Ngoài ra, dòng tiền thuần trong kinh doanh đã thay đổi trạng thái từ dương trong năm 2020 sang âm trong năm 2021.

Trong quý IV/2021, doanh thu thuần hợp nhất của PNJ đạt 7.099 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 457 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ.

Doanh thu thuần đối với riêng công ty mẹ PNJ là 7.491 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt 434 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ.

Mặc dù lợi nhuận quý IV tăng so với cùng kỳ, nhưng tính chung cả năm, lợi nhuận năm 2021 của PNJ vẫn giảm nhẹ khi đạt 1.033 tỷ đồng, trong khi năm trước đạt 1.069 tỷ đồng.

Trong năm 2021, doanh nghiệp ngành vàng bạc đá quý này ghi nhận dòng tiền thuần trong hoạt động kinh doanh âm hơn 717 tỷ đồng. Diễn biến dòng tiền kinh doanh theo đó đã thay đổi trái ngược bởi năm trước, công ty ghi nhận dòng tiền kinh doanh dương 1.497 tỷ đồng.

Trong năm 2021, PNJ đã chi ở mức vừa phải cho hoạt động mua sắm, xây dựng tài sản cố định với hơn 63 tỷ đồng. Với mức chi này, sau khi bù đắp một phần dòng tiền đầu tư nhờ thu thanh lý và nhượng bán một số tài sản cố định cũ, thì dòng tiền trong hoạt động đầu tư vẫn âm gần 49 tỷ đồng.

Công ty đã thực hiện bù đắp dòng tiền kinh doanh và dòng tiền đầu tư bằng việc gia tăng tiền vay. Trong năm 2021, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính ghi nhận dương 702 tỷ đồng, chủ yếu là từ việc gia tăng vay nợ.

Về cơ cấu tài sản, PNJ có tổng tài sản cuối năm 2021 là 10.547 tỷ đồng, tăng khoảng 24% so với cuối năm 2020.

Trong đó, tài sản chủ yếu là tài sản ngắn hạn với giá trị lên tới 9.220 tỷ đồng, chiếm tới 87,4% so với tổng tài sản. Riêng hàng tồn kho có giá trị 8.687 tỷ đồng, tăng khoảng gần 33% so với đầu năm.

Cập nhật quý 3/2022: lãi sau thuế hơn 252 tỷ đồng

Quý 3/2022, CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (HOSE: PNJ) báo lãi sau thuế hơn 252 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ gần 160 tỷ đồng do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. 

Quý 3, PNJ ghi nhận doanh thu thuần 7,364 tỷ đồng, gấp gần 8.4 lần cùng kỳ; lợi nhuận gộp đạt 1,248 tỷ đồng, gấp 8 lần cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế hơn 252 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ gần 160 tỷ đồng.

Theo giải trình của Công ty, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế tăng do sự phục hồi của thị trường sau đại dịch cùng với các chương trình marketing được triển khai linh hoạt, phù hợp với bối cảnh thị trường và thị hiếu khách hàng. Ngoài ra, mức nền so sánh năm 2021 thấp do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của PNJ lần lượt đạt 25,574 tỷ đồng (gấp đôi cùng kỳ) và 1,340 tỷ đồng (gấp 2.3 lần cùng kỳ).

Xét về cơ cấu doanh thu 9 tháng, doanh thu bán lẻ tăng hơn 113% so với cùng kỳ; doanh thu vàng 24K tăng 104%; doanh thu từ hoạt động kinh doanh sỉ tăng gần 85%.

Cập nhật quý 2/2022: lợi nhuận sau thuế 367 tỷ đồng, tăng 64,8%

Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (HoSE: PNJ) vừa công bố báo cáo tài chính quý I với doanh thu thuần 8.067 tỷ đồng, tăng 81,1% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, mảng chiếm phần lớn doanh thu của PNJ là bán vàng bạc đá quý đạt 8.007 tỷ đồng, tăng 81,8%. Giá vốn hàng bán tăng 82,8% lên 6,618 tỷ đồng khiến biên lãi gộp giảm từ 18,7% còn 18%. 

Doanh thu từ hoạt động tài chính công ty quý này đạt gần 10,5 tỷ đồng, gấp 2,5 lần so với quý II/2021 nhờ lãi từ chênh lệch tỷ giá và lãi tiền gửi tăng. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lần lượt tăng 79,3% và 44,4% trong khi chi phí tài chính giảm 4%. 

Kết quả, doanh nghiệp này thu về 367 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 64,8% so với cùng kỳ năm trước. EPS giảm từ 929 đồng còn 845 đồng do công ty đã phát hành thêm hơn 15 triệu cổ phiếu riêng lẻ trong năm nay. 

Phía PNJ cho rằng doanh thu và lợi nhuận quý này của công ty tăng là nhờ các yếu tố như sự phục hồi của thị trường bán lẻ sau đại dịch; có thêm nhiều chương trình quảng cáo được triển khai và quý II/2021 có mức nền thấp do ảnh hưởng của dịch bệnh. 

Lũy kế 6 tháng, doanh thu thuần của PNJ đạt 18.210 tỷ đồng, tăng 56,5% so với nửa đầu năm 2021. Về cơ cấu doanh thu, doanh thu bán lẻ lũy kế 6 tháng tăng 61,9% so với cùng kỳ. Doanh thu sỉ tăng 30,1% và doanh thu vàng 24K tăng 65,6% so với cùng kỳ do nhu cầu khách hàng trong bối cảnh áp lực lạm phát cao. 

Biên lợi nhuận gộp lũy kế 6 tháng đạt 17,6%, giảm so với mức 18,6% cùng kỳ 2021 chủ yếu do sự tăng trưởng của doanh thu vàng 24K và thay đổi cơ cấu hàng hóa của kênh bán lẻ. Tổng chi phí hoạt động nửa đầu năm tăng 45,9% so với cùng kỳ, tỷ lệ chi phí hoạt động trên lợi nhuận gộp đạt 54,6%, giảm so với mức 55,6% của năm ngoái. Kết quả, lãi sau thuế nửa đầu năm đạt 1.088, tăng 48%. 

Cập nhật quý 1/2022: doanh thu 10.143 tỷ đồng, LNST đạt 721 tỷ đồng

CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) vừa công bố tình hình kinh doanh quý 1/2022, ghi nhận doanh thu thuần đạt 10.143 tỷ đồng – tăng hơn 41% và LNST đạt 721 tỷ đồng – tăng 41% so với quý 1/2021. Tương ứng, biên lợi nhuận gộp trung bình tháng 3 đạt 17%.

Trong kỳ, PNJ Gold đã mở mới 2 cửa hàng và nâng cấp 3 cửa hàng. Theo đó, hệ thống PNJ hiện có 340 cửa hàng độc lập bao gồm 321 cửa hàng PNJ Gold, 10 cửa hàng PNJ Silver (+280 SiS), 3 cửa hàng CAO Fine Jewellery (+9 SiS), 2 cửa hàng PNJ Style (+21 SiS) và 1 cửa hàng PNJ Watch (+89 SiS) và 3 cửa hàng PNJ Art.

Năm 2022, Công ty dự kiến mở thêm 35-40 cửa hàng; mục tiêu tăng trưởng doanh thu thuần 32,2%, tương ứng hơn 25.834 tỷ đồng và lãi ròng tăng trưởng 28,2%, tương ứng hơn 1.319 tỷ đồng.

Với mục tiêu kinh doanh trên, PNJ dự kiến mức chi trả cổ tức năm 2022 với tỷ lệ 20%, bằng với mức cổ tức dự kiến chi trả trong năm 2021. Trong đó, Công ty đã tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2021 tỷ lệ 6% và sẽ trả cổ tức đợt còn lại năm 2021 tỷ lệ 14%.

Năm 2021, doanh thu thuần đạt hơn 19,547 tỷ đồng, tăng 12% so với năm trước, nhưng lãi ròng giảm 4% còn hơn 1.029 tỷ đồng.

Cập nhật quý 4/2021: lợi nhuận 457 tỷ đồng, tăng 7%

Trong quý IV/2021, doanh thu thuần hợp nhất của PNJ đạt 7.099 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 457 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ.

Doanh thu thuần đối với riêng công ty mẹ PNJ là 7.491 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt 434 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ.

Mặc dù lợi nhuận quý IV tăng so với cùng kỳ, nhưng tính chung cả năm, lợi nhuận năm 2021 của PNJ vẫn giảm nhẹ khi đạt 1.033 tỷ đồng, trong khi năm trước đạt 1.069 tỷ đồng.

Trong năm 2021, doanh nghiệp ngành vàng bạc đá quý này ghi nhận dòng tiền thuần trong hoạt động kinh doanh âm hơn 717 tỷ đồng. Diễn biến dòng tiền kinh doanh theo đó đã thay đổi trái ngược bởi năm trước, công ty ghi nhận dòng tiền kinh doanh dương 1.497 tỷ đồng.

Trong năm 2021, PNJ đã chi ở mức vừa phải cho hoạt động mua sắm, xây dựng tài sản cố định với hơn 63 tỷ đồng. Với mức chi này, sau khi bù đắp một phần dòng tiền đầu tư nhờ thu thanh lý và nhượng bán một số tài sản cố định cũ, thì dòng tiền trong hoạt động đầu tư vẫn âm gần 49 tỷ đồng.

Công ty đã thực hiện bù đắp dòng tiền kinh doanh và dòng tiền đầu tư bằng việc gia tăng tiền vay. Trong năm 2021, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính ghi nhận dương 702 tỷ đồng, chủ yếu là từ việc gia tăng vay nợ.

Về cơ cấu tài sản, PNJ có tổng tài sản cuối năm 2021 là 10.547 tỷ đồng, tăng khoảng 24% so với cuối năm 2020. Trong đó, tài sản chủ yếu là tài sản ngắn hạn với giá trị lên tới 9.220 tỷ đồng, chiếm tới 87,4% so với tổng tài sản. Riêng hàng tồn kho có giá trị 8.687 tỷ đồng, tăng khoảng gần 33% so với đầu năm.

Cập nhật quý 3/2021: lỗ 158 tỷ

Cụ thể, tính riêng tháng 9, công ty sản xuất và kinh doanh vàng bạc chỉ ghi nhận 226 tỷ đồng doanh thu, thấp hơn gần 84% so với cùng kỳ năm trước.  

Với doanh thu tiếp tục giảm mạnh, PNJ ghi nhận khoản lỗ ròng sau thuế 48 tỷ đồng, giảm tương ứng 151% so với cùng kỳ năm 2020.

Đây là tháng thua lỗ thứ 3 liên tiếp của PNJ sau 2 khoản lỗ 32 tỷ và 78 tỷ đồng trong tháng 7 và 8 trước đó. Như vậy, tính trong quý III, doanh nghiệp vàng này ghi nhận 877 tỷ đồng doanh thu nhưng lỗ sau thuế 158 tỷ đồng.

Đây là quý thua lỗ đầu tiên của PNJ trong 6 năm gần đây. Lần gần nhất nhà sản xuất và kinh doanh vàng này kinh doanh thua lỗ là quý IV/2015 với khoản lỗ 136 triệu đồng..

Lý do chính khiến PNJ thua lỗ 3 tháng gần nhất là do hoạt động kinh doanh bị tác động trực tiếp từ dịch Covid-19. Dịch bệnh đã khiến công ty phải đóng 80% số cửa hàng để thực hiện các quy định giãn cách xã hội.

Lãnh đạo PNJ ước tính dịch bệnh đã ảnh hưởng đến 77% thời gian kinh doanh bị mất trong quý III.

Tính trong 9 tháng từ đầu năm, PNJ đã ghi nhận 12.514 tỷ đồng doanh thu thuần, vẫn tăng 7% so với cùng kỳ và hoàn thành gần 60% kế hoạch cả năm 2021. Tuy vậy, do 3 tháng thua lỗ liên tiếp, lợi nhuận sau thuế lũy kế 9 tháng của doanh nghiệp này chỉ đạt 576 tỷ đồng, giảm 10% và tương đương 47% kế hoạch cả năm.

Đóng góp chính vào nguồn thu của PNJ trong 9 tháng vừa qua vẫn là kênh bán lẻ với 7.158 tỷ đồng doanh thu, tăng gần 8% so với cùng kỳ dù hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh từ cuối quý II đến hầu hết quý III. Số thu này cũng chiếm 57,2% tổng doanh thu hợp nhất của PNJ trong kỳ.

Trong khi đó, doanh thu bán sỉ trong giai đoạn này ghi nhận giảm hơn 6% và thu từ vàng miếng tăng 13%, lần lượt đóng góp 13,8% và 26,6% vào tổng doanh thu hợp nhất.

Trong tháng 9, biên lợi nhuận gộp của PNJ cũng đã giảm xuống còn 16,2%, thấp hơn mức 19,9% của cùng kỳ năm 2020. Lũy kế 9 tháng, tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu thuần của doanh nghiệp đạt 18%, cũng thấp hơn mức 18,8% của cùng kỳ.

Lãnh đạo PNJ cho biết đến cuối tháng 9, có 146 cửa hàng đã được hoạt động bình thường trở lại theo quy định của Chính phủ và cơ quan chức năng. Trong 2 tuần đầu tháng 10, khoảng 94% số cửa hàng toàn quốc cũng đã quay trở lại kinh doanh, khu vực trọng điểm là TP.HCM cũng mở lại 93% số cửa hàng.

Lũy kế 9 tháng, PNJ vẫn mở mới 14 cửa hàng PNJ Gold, đóng 17 cửa hàng PNJ Silver và 1 cửa hàng CAO. Như vậy, số điểm bán thực tế của PNJ đến nay là 336 cửa hàng.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng đẩy mạnh hệ thống giao hàng online và vận hành các cửa hàng không bị ảnh hưởng do chính sách giãn cách xã hội ở một số địa phương.

Cập nhật quý 2/2021: lợi nhuận 224 tỷ đồng

Quý II/2021, doanh thu của công ty là 4.455 tỷ đồng, tăng 62% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, doanh thu kênh bán lẻ tăng 71%, doanh thu vàng miếng tăng 90% và doanh thu kênh bán buôn, xuất khẩu và khách hàng doanh nghiệp tăng 19%.

Quý II/2021, chi phí bán hàng và quản lý cũng lần lượt tăng 45% và 30% so cùng kỳ, nhưng công ty vẫn có lợi nhuận ròng đạt gần 224 tỷ đồng, gấp 7,1 lần cùng kỳ. Biên lợi nhuận gộp đạt 18,7%. Cùng kỳ năm 2020 công ty có biên lợi nhuận gộp 17,3%.

Phía công ty cho biết, doanh thu cùng kỳ năm trước bị ảnh hưởng do phần lớn cửa hàng kinh doanh bị đóng cửa trong tháng 4/2020 để thực hiện cách ly xã hội phòng ngừa dịch COVID-19 theo quy định.

Năm nay, công ty đã tăng cường đẩy mạnh kênh bán hàng online để đáp ứng nhu cầu mua sắm tại nhà ngày càng tăng trong mùa dịch, triển khai dịch vụ giao hàng nhanh 4h. Theo đó đã đem lại mức tăng trưởng doanh thu rất cao so với cùng kỳ cho công ty.

Nửa đầu năm, kênh bán lẻ, vàng miếng và kênh bán buôn ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu lần lượt là 47%, 73% và 32% so với cùng kỳ.

Doanh thu thuần nửa đầu năm của PNJ đạt 11.637 tỷ đồng, tăng 50% so cùng kỳ, lợi nhuận ròng đạt hơn 736 tỷ đồng, tăng 67%.

Năm 2021, PNJ đặt kế hoạch doanh thu thuần 21.006 tỷ đồng, lợi nhuận ròng 1.230 tỷ đồng, lần lượt tăng 20% và 15% so với kết quả đạt được năm 2020. Như vậy nửa đầu năm, doanh nghiệp đã thực hiện 55% chỉ tiêu doanh thu thuần và 60% mục tiêu lợi nhuận sau thuế.

Tuy vậy, dòng tiền thuần kinh doanh tính đến ngày 30/6/2021 âm hơn 257 tỷ đồng, dù kết quả kinh doanh được ghi nhận tăng mạnh. Nguyên nhân chính là do khoản tiền chi cho hàng tồn kho tăng mạnh lên hơn 905 tỷ đồng. Trong khi đó, cùng kỳ năm trước, doanh nghiệp có dòng tiền thuần kinh doanh dương hơn 376 tỷ đồng.

Tại thời điểm cuối quý II/2021, công ty có tổng tài sản gần 9.183 tỷ đồng, tăng 8% so với đầu năm; trong đó, hàng tồn kho chiếm tới 81% giá trị tổng tài sản. Công ty có nợ phải trả chủ yếu là nợ ngắn hạn, với hơn 3.453 tỷ đồng, tăng 7% so với đầu năm; trong đó, dư nợ vay ngắn hạn chiếm hơn 61% nợ phải trả, tăng 16% so với đầu năm.

Cập nhật quý 1/2021: lợi nhuận 512,6 tỷ, tăng 25,6%

Hết quý 1/2021, PNJ ghi nhận doanh thu tăng 43,6% so với cùng kỳ đạt gần 7.234 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế tăng 25,6% đạt 512,6 tỷ đồng.

Cụ thể: hết quý 1/2021, PNJ ghi nhận doanh thu tăng 43,6% so với cùng kỳ đạt gần 7.234 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế tăng 25,6% đạt 512,6 tỷ đồng.

Còn trên BCTC riêng, doanh thu thuần quý 1/2021 đạt 8.187 tỷ đồng, tăng 62,1% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt gần 540 tỷ đồng, tăng 32,7% so với cùng kỳ.

PNJ cho biết, doanh thu quý 1/2021 đạt 7.234 tỷ đồng, tăng 43,3% so với cùng kỳ là tăng đều ở các kênh sỉ và lẻ - trong đó, doanh thu vàng miếng và nhẫn trơn đạt 2.050 tỷ đồng, tăng 65% so với cùng kỳ. Trong khi đó, chi phí vận hành thực hiện 656 tỷ, chỉ tăng 32,2% so với cùng kỳ.

Công ty cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ)

PNJ hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ vàng, bạc, kim loại quý, đá quý và đồ trang sức; bán lẻ hàng lưu niệm, hàng đan lát, hàng thủ công mỹ nghệ.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn bán lẻ đồng hồ, kính mắt, bán lẻ vàng, bạc; mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ; xuất khẩu, nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ, mua bán vàng miếng.

Công ty còn có dịch vụ kiểm định kim cương và đá quý, kiểm định vàng, bạc, kim loại quý khác; sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ…

Thông tin chung về Công ty cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ)

Sở hữu: trên 350 trung tâm kim hoàn tại 55 tỉnh thành trên cả nước
Địa chỉ trụ sở chính: 170E Phan Đăng Lưu, Phường 3, Quận Phú Nhuận, TP. HCM, Việt Nam
Điện thoại: (+84) (028) 3995 1703
Fax: (+84) (028) 3995 1702
Vốn điều lệ: 3.281.691.880.000 đồng
Website: www.pnj.com.vn
Mã chứng khoán: PNJ
Cán bộ - công nhân viên: Hơn 7.000 người, trong đó có hơn 1.000 nghệ nhân, thợ kim hoàn

Ý nghĩa logo: Hội Tụ và Tỏa Sáng.

Biểu tượng: Logo được lấy ý tưởng từ kim cương, loại đá quý nhất trong các loại đá quý, biểu trưng cho sự trường tồn và minh bạch.

Biểu tượng logo của PNJ thể hiện rõ nét rằng các lĩnh vực hoạt động của công ty rất đa dạng nhưng đều dựa trên nền tảng là những giá trị cốt lõi đã được xây dựng và không ngừng được củng cố.

5 tia sáng của biểu tượng rất đơn giản, mạnh mẽ nhưng không kém phần mềm mại, uyển chuyển, đặc trưng cho ngành chế tác kim hoàn vốn là hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp. 5 tia sáng đó tượng trưng cho 5 nguyên tố ngũ hành, thể hiện sự vận động và phát triển không ngừng của PNJ.

PNJ là chữ viết tắt của tên doanh nghiệp, một tài sản vô giá được xây dựng và phát triển trong suốt hơn 30 năm qua.

Màu sắc: 2 màu chủ đạo là vàng nhũ và xanh dương. Màu vàng nhũ: là màu của kim loại vàng, chất liệu chính trong lĩnh vực chế tác trang sức quý. Đó cũng là biểu tượng của sự phồn thịnh, giàu có, mang lại cảm xúc vui tươi và may mắn. Màu xanh dương: là màu của bầu trời, của đại dương và là biểu tượng của niềm tin. Màu xanh dương được xem như là màu của sự hợp tác, thành công và bền vững. Sự phối hợp giữa vàng nhũ và xanh dương đậm thể hiện tính thời trang, phong cách và một niềm tin vững chắc

Slogan/ Câu khẩu hiệu: Niềm Tin và Phong Cách

Tầm nhìn: Trở thành công ty hàng đầu Châu Á về chế tác trang sức và bán lẻ sản phẩm tôn vinh vẻ đẹp, vươn tầm thế giới.

Sứ mệnh: PNJ không ngừng sáng tạo để mang lại những sản phẩm tinh tế với giá trị thật để tôn vinh vẻ đẹp cho con người và cuộc sống.

Giá trị cốt lõi: Chính trực để trường tồn, Kiên định bám mục tiêu, Quan tâm cùng phát triển, Tận tâm vì khách hàng, Tiên phong tạo khác biệt.

Công ty thành viên

Công ty TNHH MTV Thời Trang CAO.
Công ty TNHH MTV Giám định PNJ.
Công ty TNHH MTV Chế tác và kinh doanh trang sức PNJ.

Quá trình hình thành phát triển Công ty cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ)

2022: Tăng tốc tái tạo – Ứng biến vươn cao

Năm 2022, PNJ tiếp tục kiên định với các định hướng đến giai đoạn tăng trưởng mới: Tăng trưởng vững chắc với trọng tâm duy trì vị thế số một tại thị trường; Không ngừng phát triển đồng bộ năng lực sản xuất, quản trị chuỗi cung ứng, quản trị chiến lược, marketing,.. để tạo sức mạnh toàn diện của doanh nghiệp; tiếp tục công cuộc làm giàu tài nguyên nguồn nhân lực, tài nguyên thương hiệu, tài nguyên khách hàng, để gia tăng giá trị cốt lõi của doanh nghiệp…

Đặc biệt, trong năm 2022 khi bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều khó khăn và biến động, tuy nhiên PNJ vẫn đạt được kết quả kinh doanh ấn tượng với doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế đạt 33,876 tỷ đồng (tăng 73.3% so với cùng kỳ) và 1,807 tỷ đồng (tăng 75.6% so với cùng kỳ).

Năm 2018-2021

2018 – 2021: Kiến tạo kỳ tích mới

Năm 2018, PNJ đánh dấu mốc son 30 năm với Fashion Show trang sức lớn nhất Việt Nam, lập bộ huy chương Niềm tin vàng tặng đội tuyển U23 Việt Nam, 3 lần liên tiếp lọt Top 10 trong 100 Doanh nghiệp phát triển bền vững, trở thành doanh nghiệp vốn hóa tỷ đô cùng nhiều giải thưởng khác.

Năm 2019, chính thức mở ra giai đoạn phát triển mới khi trở thành nhà bán lẻ số 1 ngành kim hoàn Châu Á và bắt tay “ông lớn” Walt Disney mở ra cơ hội thâm nhập thị trường quốc tế.

PNJ tiếp tục khẳng định uy tín của mình với sự kiện thiết kế chế tác tranh trao tặng Chủ tịch Triều Tiên với nhiều giải thưởng uy tín trong nước và quốc tế.

Năm 2020, PNJ trở thành Doanh nghiệp xuất sắc nhất ngành kim hoàn Châu Á – Thái Bình Dương và được Forbes Việt Nam định giá 93,1 triệu USD, tăng 18% so với kỳ đánh giá 2019.

Bên cạnh đó cùng những hành động kịp thời và hiệu quả trong tiến trình F5-Refresh của PNJ cũng đã được Talentnet đánh giá cao và vinh danh Chính sách nhân sự ứng biến Covid xuất sắc. Ngoài ra, nhãn hiệu mới STYLE By PNJ đã được ra đời vào năm này.

Năm 2021, nối tiếp trên con đường trở thành nhà bán lẻ chuyên nghiệp và mở đầu chiến lược phân phối đa thương hiệu với sự hợp tác cùng Pandora. Sự tích hợp thương hiệu quốc tế trên toàn hệ thống giúp PNJ khai thác thêm tập khách hàng tiềm năng, ưa chuộng sản phẩm đẳng cấp quốc tế, đồng thời kích thích trải nghiệm các dòng sản phẩm trong hệ sinh thái thương hiệu PNJ.

Đồng thời, năm 2021 cũng đánh dấu nhiều thành công của PNJ trên con đường hoàn thiện hệ thống bán hàng đa kênh và tiến nhanh vào thị trường số hóa trên cơ sở phân tích tâm lý, hành vi tiêu dùng của cư dân số hóa.

2012 – 2017: Tái cấu trúc để phát triển trường tồn

Năm 2012, để phát triển trường tồn, PNJ đã tổ chức những buổi hội thảo để thấy được sự cần thiết của sự thay đổi và thuê tư vấn nước ngoài để chuẩn hóa hệ thống quản trị theo chuẩn quốc tế.

Đến ngày 18/10/2012, Xí nghiệp nữ trang PNJ được khánh thành sau thời gian gần 18 tháng thi công và được đánh giá là một trong những xí nghiệp chế tác nữ trang lớn nhất khu vực Châu Á với vốn đầu tư 120 tỷ đồng đồng thời sở hữu công suất sản xuất đạt trên 4 triệu sản phẩm/năm.

Năm 2013 là năm đánh dấu những sư kiện quan trọng của PNJ. Ngày 12/1/2013, Trung tâm trang sức, kim cương và đồng hồ được xem là một trong những trung tâm lớn nhất tại thị trường Việt Nam khánh thành tại 52A- 52B Nguyễn Văn Trỗi, Q. Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh.

Ngày 10/09/2013, PNJSilver ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới, mở ra một “Thế giới Nàng tỏa sáng” với sắc tím thời trang cùng những đột phá trong chiến lược phát triển sản phẩm và thương hiệu.

Song song đó, thương hiệu trang sức vàng PNJ công bố thông điệp mới “Tôn vinh giá trị đích thực” với mục đích tôn vinh những giá trị “vàng”, những phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội hiện đại ngày nay.

Năm 2014, PNJ đã mở hàng loạt TTKH ở các tỉnh thành VN… nâng tổng số cửa hàng bán lẻ trang sức lên đến gần 200 cửa hàng trong toàn quốc.

Kết quả kinh doanh vượt trội của năm 2014 chính là kết quả tái cấu trúc công ty thành công, hướng đến mục tiêu phát triển trường tồn, đưa PNJ trở thành công ty chế tác và bán lẻ trang sức

Tháng 8/2009 thành lập Công ty TNHH MTV Thời trang CAO cùng với việc bổ sung ngành kinh doanh đồng hồ của các nhãn hiệu nổi tiếng thế giới tại hệ thống PNJ.

Năm 2010, PNJ được Chính phủ công nhận là thương hiệu quốc gia, đón nhận giải vàng chất lượng quốc gia, là 1 trong 3 doanh nghiệp Việt Nam nhận giải thưởng chất lượng Châu Á – Thái Bình Dương. PNJ là công ty Việt Nam duy nhất xếp thứ 16 trong Top 500 công ty nữ trang lớn nhất thế giới được Plimsoll công bố.

Tháng 3/2011, PNJ khởi công xây dựng xí nghiệp nữ trang PNJ hiện đại nhất Việt Nam, không ngừng nâng cấp quy mô hệ thống phân phối đồng thời khánh thành các trụ sở và khai trương các trung tâm kim hoàn trên toàn quốc.

Tháng 3/2009, cổ phiếu PNJ chính thức niêm yết tại HOSE, tăng vốn điều lệ lên 400 tỷ đồng.

Tháng 8/2009 thành lập Công ty TNHH MTV Thời trang CAO cùng với việc bổ sung ngành kinh doanh đồng hồ của các nhãn hiệu nổi tiếng thế giới tại hệ thống PNJ. PNJ cũng là nhà tài trợ trang sức cho cuộc thi Hoa hậu Trái đất năm 2010 được tổ chức tại Việt Nam. Với 142 cửa hàng, PNJ trở thành công ty có hệ thống bán lẻ trang sức lớn nhất Việt Nam.

Năm 2010, PNJ được Chính phủ công nhận là thương hiệu quốc gia, đón nhận giải vàng chất lượng quốc gia, là 1 trong 3 doanh nghiệp Việt Nam nhận giải thưởng chất lượng Châu Á – Thái Bình Dương và được Plimsoll công bố là công ty xếp thứ 16 trong top 500 công ty nữ trang lớn nhất thế giới. PNJ là công ty Việt Nam duy nhất có mặt trong bảng xếp hạng này.

Tháng 3/2011, PNJ khởi công xây dựng xí nghiệp nữ trang PNJ hiện đại nhất Việt Nam, đồng thời không ngừng nâng cấp quy mô hệ thống phân phối, khánh thành các trụ sở và khai trương các trung tâm kim hoàn tại Kiên Giang, Bình Dương, Biên Hòa, Hà Nội….

Thời điểm 2011 cũng là lúc PNJ chuẩn bị xây dựng chiến lược cho giai đoạn 2012-2017.

2005 – 2008: Tái tung thương hiệu và phát triển nhãn hàng cao cấp

Đây là giai đoạn phát triển khá mạnh mẽ của PNJ trên mọi mặt. Bên cạnh PNJ, PNJSilver thì Nhãn hiệu trang sức CAO Fine Jewellery chính thức ra đời song song đó, PNJ còn là nhà tài trợ trang sức và vương miện cho cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2008 tổ chức tại Việt Nam.

Vào ngày 3/4/2008, PNJ chính thức thay đổi logo mới nhân kỷ niệm 20 năm thành lập và phát triển với hình ảnh chuyên nghiệp, xứng tầm cho chặng đường mới.

PNJ trở thành một trong 200 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam theo công bố của UNDP và vinh dự đón nhận danh hiệu cao quý do Chủ tịch nước trao tặng: Huân chương Độc lập Hạng ba.

2001 – 2004: Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu và thực hiện cổ phần hoá

Năm 2001, Nhãn hiệu PNJSilver chính thức ra đời song song với việc tiếp tục phát triển nhãn hàng trang sức vàng PNJ bằng nhiều chương trình tiếp thị bùng nổ với sự bảo trợ của Hội đồng vàng thế giới.

Ngày 2/1/2004: PNJ chính thức cổ phần hóa, chuyển đổi từ doanh nghiệp kinh tế Đảng thành Công ty Cổ phần Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận. Cũng trong thời gian này, PNJ đạt danh hiệu Top 500 Doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu Châu Á – Thái Bình Dương và đón nhận Huân chương Lao động Hạng nhất.

1993 – 2000: Mở rộng mạng lưới và ngành nghề

Năm 1994, PNJ thành lập chi nhánh Hà Nội, mở đầu cho chiến lược mở rộng hệ thống trên toàn quốc. Sau đó, lần lượt các chi nhánh như Đà Nẵng năm 1998, Cần Thơ năm 1999, hệ thống PNJ luôn được mở rộng không ngừng.

Chỉ sau vài năm, trang sức PNJ nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, được người tiêu dùng tin yêu và khẳng định uy tín của mình với các danh hiệu và giải thưởng đạt được:

Chứng nhận danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao”.

Huân chương Lao động Hạng 3, Huân chương Lao động Hạng 2.

Và được tổ chức DNV cấp chứng nhận Hệ thống Quản trị Chất lượng theo tiêu chuẩn ISO.

1988 - 1992: Hình thành và xác định chiến lược

Ngày 28/04/1988, cửa hàng Kinh doanh Vàng bạc Phú Nhuận ra đời trực thuộc UBND Quận Phú Nhuận trong thời điểm ngành kim hoàn chưa phát triển và thị trường còn nhiều hạn chế.

Năm 1992, chính thức mang tên công ty Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận và xác định chiến lược phát triển trở thành nhà sản xuất kinh doanh trang sức chuyên nghiệp. Tại thời điểm này, PNJ còn mở rộng hoạt động bằng việc sáng lập Ngân hàng Đông Á với tỷ lệ vốn góp 40%.

Link nội dung: https://vinabull.vn/cap-nhat-co-phieu-pnj-vang-bac-phu-nhuan-ket-qua-kinh-doanh-quy-a1207.html