Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) đã công bố kết quả lợi nhuận trước thuế (LNTT) trong 6 tháng đầu năm 2024 đạt 10.500 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 5% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, lợi nhuận quý 2 đạt 5.600 tỷ đồng, tăng trưởng 14% so với quý trước và tăng trưởng 15,9% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mức lợi nhuận theo quý cao kỷ lục của ACB.
Về tăng trưởng tín dụng, ACB ghi nhận mức tăng 12,4% trong 6 tháng đầu năm 2024, cao hơn mức tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống là 6%. Trong đó, khoản cho vay cá nhân tăng 12,3%, cho vay SME tăng 7,2%, và mảng cho vay doanh nghiệp tăng mạnh đến 37,6%.
VCSC cho biết, ngân hàng vẫn duy trì khẩu vị rủi ro thận trọng mà không giảm chất lượng tài sản, cân bằng giữa cho vay bán lẻ và cho vay doanh nghiệp, mỗi mảng đều tăng 12% so với đầu năm. Đáng chú ý, ACB đã thiết lập nhiều quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp lớn, tạo động lực tăng trưởng bền vững trong tương lai.
Về tiền gửi, ACB tăng trưởng đạt 6,2%, vượt xa mức trung bình toàn hệ thống là 2%. Tỷ lệ CASA (tiền gửi không kỳ hạn) duy trì ở mức 22,3% trong quý 2/2024, đi ngang so với cùng kỳ. Tỷ lệ cho vay/huy động đạt 82,2%, cao hơn mức trung bình toàn ngành là 78,7%.
NIM của ACB trong nửa đầu năm 2024 đạt 3,77%, giảm 11 điểm cơ bản so với năm 2023, do chịu ảnh hưởng từ sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng và việc ACB chấp nhận giảm NIM để giữ chân khách hàng hiện tại và thu hút thêm các doanh nghiệp chất lượng.
Về thu nhập phí ròng (NFI), mặc dù hoạt động bancassurance gặp khó khăn, giảm 30% so với năm trước, nhưng ACB đã ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ trong các dịch vụ thẻ, thanh toán quốc tế, và dịch vụ chứng khoán, qua đó giúp NFI thuần tăng 13% so với cùng kỳ.
Về chất lượng tài sản và chi phí tín dụng, tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,5% trong quý 2/2024, tăng 3 điểm cơ bản so với quý trước, nhưng có dấu hiệu tích cực khi tỷ lệ nợ xấu trong tháng 6/2024 đã giảm so với tháng 5. Tỷ lệ nợ xấu trước điều chỉnh CIC là 1,36%, với tỷ lệ nợ xấu mảng bán lẻ là 1,31% và mảng doanh nghiệp là 1,47%. Tỷ lệ nợ xấu mảng cho vay bất động sản là 1,79% (+40 điểm cơ bản so với năm 2023).
Chi phí tín dụng ở mức 0,2% và tỷ lệ bao phủ nợ là 76% trong nửa đầu năm 2024, cả 2 đều đi ngang so với quý 1/2023. ACB kỳ vọng tỷ lệ nợ xấu quý 4/2024 sẽ thấp hơn 1,5%.
Thành viên cập nhật: quý III/2023 lãi trước thuế hơn 5.000 tỷ đồng, tăng 13%
Ngân hàng Á Châu (ACB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất với lãi trước thuế trong quý III hơn 5.000 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ.
Thu nhập chính từ tín dụng tăng khiêm tốn 3%, lãi thuần từ dịch vụ cũng giảm, song được bù đắp bởi hoạt động kinh doanh ngoại hối, chứng khoán đầu tư lãi lớn so với cùng kỳ. Trong quý III, ACB tăng mạnh chi phí dự phòng rủi ro tín dụng gấp 4,7 lần so với cùng kỳ, trước xu hướng nợ xấu đi lên.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, ACB lãi hợp nhất trước thuế hơn 15.000 tỷ đồng, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 75% kế hoạch cả năm, nhờ đóng góp lớn từ nguồn thu ngoài tín dụng. Nhờ vậy, ACB là nhà băng tư nhân đầu tiên công bố lợi nhuận tăng trưởng so với cùng kỳ.
Trước đó, LPBank, BacABank và nhóm ngân hàng tư nhân top đầu như Techcombank, VPBank, TPBank đều ghi nhận kết quả kinh doanh sụt giảm so với 9 tháng năm ngoái, trong bối cảnh đầu ra tín dụng khó khăn và nợ xấu dềnh lên.
Tính đến hết tháng 9, dư nợ cho vay của riêng ngân hàng mẹ ACB tăng hơn 8% so với đầu năm trong khi mức tăng trưởng toàn ngành là 6,9%. Cũng theo ACB, hoạt động cho vay của công ty chứng khoán ACBS phục hồi khi dư nợ tăng gấp đôi so với cuối năm 2022. Theo đó, dư nợ tín dụng hợp nhất của ngân hàng tăng 8,7% so với đầu năm, đạt 450.000 tỷ đồng.
Về chất lượng tài sản, tỷ lệ nợ xấu của ACB cũng theo xu hướng chung của ngành, tăng từ 0,74% hồi đầu năm lên 1,21% vào cuối tháng 9. Hiện, 93% danh mục cho vay của nhà băng này là bán lẻ và không tập trung vào cho vay tiêu dùng hay kinh doanh bất động sản.
Sáng ngày 13/4, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) tổ chức đại hội cổ đông thường niên 2023 tại Tp. Hồ Chí Minh.
Chia sẻ tại đại hội, ông Từ Tiến Phát, Tổng Giám Đốc cho biết, lợi nhuận quý 1 hợp nhất 5.120 tỷ, tăng 24% so với cùng kỳ đạt 26% kế hoạch cả năm.
Lợi nhuận ròng của ACB trong Q1/23 tăng mạnh 25,8% svck lên 4.135 tỷ đồng nhờ tỷ lệ chi phí/tổng thu nhập hoạt động cải thiện (32% sv mức 40% trong Q1/22).
Huy động tăng trưởng 2,1% so với cuối năm trước. Tỷ lệ LDR ở mức 78%; tỷ lệ an toàn vốn CAR đạt 13,1%; Riêng tăng trưởng tín dụng giảm nhẹ 0,6%. Tỷ lệ nợ xấu dưới 1%.
"Chúng tôi lường trước những khó khăn của nền kinh tế. Riêng ACB là ngân hàng bán lẻ thì chúng tôi cũng bị ảnh hưởng bởi sự giảm tốc của nền kinh tế. Tăng trưởng tín dụng đã khôi phục từ tháng 3" - ông Phát nói thêm về tăng trưởng tín dụng.
Năm 2022, ACB ghi nhận lợi nhuận tăng hơn 40% lên 17.100 tỷ đồng và giữ được tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp trong bối cảnh xu hướng toàn ngành kém đi.
Ngân hàng Á Châu (ACB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2022 với mức lợi nhuận tiếp tục lập đỉnh.
Thu nhập từ hoạt động cốt lõi là tín dụng và dịch vụ đều tăng trưởng trên 20% so với năm trước, lên tương ứng 23.500 tỷ và 3.500 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nhà băng này ghi nhận gần 1.000 tỷ đồng lãi thuần từ hoạt động khác (cùng kỳ chưa đến 150 tỷ), thường chủ yếu đến từ hoạt động thu hồi nợ.
Với nguồn thu tích cực, ACB cũng mạnh tay trích chi phí hoạt động tăng hơn 40% so với năm trước lên 11.600 tỷ đồng, chủ yếu là chi cho nhân viên và hoạt động quản lý công vụ.
Bên cạnh đó, năm 2022, ngân hàng này gần như không phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong khi năm trước đó trích hơn 3.300 tỷ đồng. Đây cũng là yếu tố đóng góp đáng kể vào mức lợi nhuận kỷ lục hơn 17.000 tỷ của nhà băng trong năm 2022.
Tính đến hết năm ngoái, dư nợ tín dụng của ACB tăng hơn 14% lên 413.700 tỷ đồng, huy động tiền gửi từ khách hàng tăng 9% đạt 413.950 tỷ.
ACB là ngân hàng số ít trên thị trường có tỷ lệ nợ xấu giảm so với đầu năm, từ mức 0,78% xuống 0,74%. Danh mục tín dụng của nhà băng này hiện không có trái phiếu doanh nghiệp, do đó ít bị ảnh hưởng từ các biến động từ thị trường trái phiếu gần đây.
Ngân hàng TMCP Á Châu (mã chứng khoán: ACB) vừa công bố báo cáo tài chính quý 3/2022.
Theo đó, với lợi nhuận trước thuế trong quý 3/2022 đạt hơn 4.474 tỷ đồng, tăng gần 71%% so với cùng kỳ và trong 9 tháng đầu năm, ngân hàng ACB đã thực hiện gần 90% kế hoạch năm đã đề ra.
Bên cạnh đó, các nguồn thu ngoài lãi trong 9 tháng đầu năm 2022 cũng tăng trưởng như lãi từ dịch vụ tăng 21% (2.599 tỷ đồng), lãi từ hoạt động khác gấp 12 lần (849 tỷ đồng).
Ở phía ngược lại, hoạt động kinh doanh chứng khoán ghi nhận lỗ 278 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi hơn 380 tỷ đồng. Lãi thuần từ chứng khoán đầu tư và kinh doanh ngoại hối giảm lần lượt 87% và 14% so với cùng kỳ, xuống còn 23 tỷ và 544 tỷ đồng.
Tính đến cuối tháng 9, tổng tài sản của ngân hàng tăng 6% so với đầu năm đạt 561.113 tỷ đồng. Cho vay khách hàng đạt hơn 402.200 tỷ đồng, tăng 11% so với đầu năm. Tiền gửi khách hàng tăng 3,2% so với đầu năm lên 392.023 tỷ đồng.
Đáng chú ý, nợ xấu nội bảng của ACB tăng đến 45% so với đầu năm lên 4.056 tỷ đồng, kéo theo tỷ lệ nợ xấu tăng từ 0,78% đầu năm lên 1,01%.
Ngân hàng Á Châu (ACB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng với mức lãi trước thuế 9.028 tỷ đồng, hoàn thành 60% kế hoạch cả năm và tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng quý II, ACB ghi nhận lợi nhuận 4.900 tỷ đồng, tăng 52% so với cùng kỳ 2021. Đây là mức tăng trưởng lợi nhuận cao so với mặt bằng ngành trong nửa đầu năm nay.
Các khoản thu từ hoạt động tín dụng, dịch vụ ngoại hối đều tăng trưởng so với cùng kỳ. ACB cũng ghi nhận khoản lãi khác 655 tỷ, tăng hơn 450% so với nửa đầu năm trước, chủ yếu nhờ thu hồi được các khoản nợ xấu.
Bên cạnh đó, thay vì phải tăng trích lập chi phí dự phòng rủi ro tín dụng như phần lớn ngân hàng, ACB lại ghi nhận khoản hoàn nhập dự phòng 270 tỷ đồng. Áp lực trích lập nhẹ gánh trong nửa đầu năm là yếu tố quan trọng tác động tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng. Ngược lại, chi phí hoạt động của nhà băng này tăng hơn 42% so với cùng kỳ lên hơn 4.850 tỷ (cùng kỳ năm ngoái phần chi phí thấp hơn do được khấu trừ 600 tỷ đồng nhờ thu hồi khoản phải thu của nhóm khách hàng đặc biệt).
Tính đến hết quý II, dư nợ tín dụng của ACB đạt 396.000 tỷ đồng, tăng trưởng 9,3% so với đầu năm, sử dụng gần hết room tín dụng được cấp.
Xét về chất lượng tài sản, nợ có khả năng mất vốn tại ACB (nợ nhóm 5) tăng gần 60% so với đầu năm. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu tính trên tổng dư nợ của ngân hàng giảm từ 0,78% hồi đầu năm xuống còn 0,76%.
Hiện nay, dư nợ tái cơ cấu của khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid giảm gần 25% so với đầu năm xuống 13.000 tỷ đồng, chiếm 3% tổng dư nợ. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu của ACB cũng giảm từ 206% hồi đầu năm xuống hơn 180%.
Tại ACB, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) cũng kém hơn khi giảm về 25%, gần tương đương cuối năm 2021, theo xu hướng chung của thị trường. Điều này xuất phát từ dòng tiền của khách hàng dịch chuyển sang các kênh đầu tư chứng khoán và rút về phục vụ sản xuất kinh doanh khi doanh nghiệp gặp khó vay vốn ngân hàng trong bối cảnh hầu hết nhà băng đều chạm trần tín dụng.
Theo BCTC quý 1/2022 vừa được công bố, Ngân hàng TMCP Á Châu (HOSE: ACB) báo lãi trước thuế hơn 4,114 tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ năm trước.
Trong quý đầu năm, hoạt động kinh doanh của ACB tăng trưởng hơn so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập lãi thuần tăng 17%, đạt gần 5,441 tỷ đồng.
Các nguồn thu ngoài lãi cũng tăng mạnh như lãi từ dịch vụ (+18%), lãi từ kinh doanh ngoại hối (+55%), lãi từ hoạt động khác (gấp 7.5 lần).
Quý này Ngân hàng được hoàn nhập 2.84 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trong khi cùng kỳ năm trước trích lập 606 tỷ đồng. Kết quả, Ngân hàng báo lãi trước thuế quý 1 hơn 4,114 tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ.
Nếu so với kế hoạch 15,018 tỷ đồng lãi trước thuế đặt ra cho cả năm, ACB đã thực hiện được được hơn 27% sau quý đầu năm.
Tính đến cuối quý 1, tổng tài sản ACB xấp xỉ đầu năm, ở mức 528,636 tỷ đồng. Cho vay khách hàng tăng 5%, ghi nhận 379,982 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng tăng nhẹ 2%, lên mức 386,050 tỷ đồng.
Tổng nợ xấu tính đến 31/03/2022 ghi nhận hơn 3,119 tỷ đồng, tăng 11% so với đầu năm. Trong đó có sự dịch chuyển từ nợ dưới tiêu chuẩn sang nợ có khả năng mất vốn. Kết quả này đẩy tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ 0.78% đầu năm lên 0.83%.
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa công bố báo cáo tài chính quý 4 năm 2021 với lợi nhuận trước thuế của ngân hàng giảm 4,9% so với cùng kỳ xuống mức 3.029 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu do ngân hàng tăng mạnh trích lập dự phòng gấp hơn 2 lần cùng kỳ lên 524 tỷ đồng.
Lũy kế cả năm, lợi nhuận trước thuế của ACB đạt gần 12.000 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2020. Nhiều mảng kinh doanh của ACB có kết quả khả quan.
Cụ thể, thu nhập lãi thuần năm 2021 tăng 30% đạt 18.944 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh ngoài lãi tăng trưởng mạnh, trong đó lãi từ dịch vụ tăng tới 71% đạt 2.893 tỷ đồng. Lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng 27% đạt 871 tỷ đồng. Lãi từ mua bán chứng khoán kinh doanh tăng tới 170% đạt 450 tỷ đồng.
Tuy nhiên, hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư lại kém khả quan hơn, chỉ có lãi 244 tỷ trong năm 2021, giảm 66,7% so với năm trước. Lãi từ hoạt động khác cũng giảm một nửa, đạt 139 tỷ đồng.
Theo đó, tổng thu nhập hoạt động năm qua của ACB đạt 23.564 tỷ đồng, tăng 29,7%. Chi phí hoạt động tăng nhẹ hơn, chỉ tăng 7,9% lên 8.230 tỷ đồng. Nhờ đó, lợi nhuận trước dự phòng đạt 15.334 tỷ đồng, tăng 45,5%.
Năm 2021, ACB trích lập dự phòng tăng gấp 3,5 lần so với năm 2020, đạt 3.336 tỷ đồng.
Tại ngày 31/12/2021, tổng tài sản của ACB đạt 527.770 tỷ đồng, tăng 18,7% so với năm 2020. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 16,2% lên 361.912 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Á Châu (HOSE: ACB) vừa công bố BCTC hợp nhất quý 3/2021 với lãi trước thuế trong quý đạt gần 2,616 tỷ đồng, chỉ xấp xỉ cùng kỳ do Ngân hàng trích lập chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cao.
Tính riêng trong quý 3, hoạt động chính đem về 4,520 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, tăng 24% so với cùng kỳ. Lãi từ hoạt động dịch vụ cũng tăng 29%, đạt gần 636 tỷ đồng.
Đáng chú ý, kỳ này Ngân hàng thu đậm từ chứng khoán như lãi từ mua bán chứng khoán kinh doanh gấp 10.7 lần (183 tỷ đồng), lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư gấp 2.4 lần (92 tỷ đồng).
Quý này, ACB dành hơn 820 tỷ đồng để trích lập chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, do đó dù lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 25% (3,436 tỷ đồng), Ngân hàng báo lãi trước thuế chỉ gần 2,616 tỷ đồng, xấp xỉ cùng kỳ.
Lợi nhuận riêng quý III của Ngân hàng Á Châu (ACB) đi ngang còn là do chi phí hoạt động tăng mạnh 30% lên hơn 2.250 tỷ.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 66% so với cùng kỳ, đạt hơn 11,780 tỷ đồng. Tuy nhiên, Ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng hơn 2,812 tỷ đồng, gấp 4 lần. Kết quả, ACB báo lãi trước và sau thuế tăng 40% so với cùng kỳ, đạt lần lượt 8,968 tỷ đồng và 7,174 tỷ đồng.
Nếu so với kế hoạch 10,602 tỷ đồng lãi trước thuế cho cả năm 2021, ACB đã thực hiện được 85% chỉ tiêu sau 9 tháng.
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đã công bố KQKD 6 tháng đầu năm 2021 với tổng thu nhập từ HĐKD (TOI) là 11.900 tỷ đồng (+40,4% YoY) và LNST đạt 5.100 tỷ đồng (+65,8% YoY) .
LNST tăng mạnh chủ yếu do (1) thu nhập từ lãi (NII) tăng 47,4% YoY, (2) thu nhập phí thuần (NFI) tăng 89,6% YoY, (3) lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng 44,6% YoY, (4) mức tăng 139,8% YoY trong thu nhập từ đầu tư chứng khoán, và (5) chi phí HĐKD (OPEX) giảm YoY dẫn đến tỷ lệ CIR thấp, bị ảnh hưởng một phần bởi chi phí dự phòng tăng 274,3% YoY.
ACB báo cáo NII tăng trưởng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2021 nhờ NIM tiếp tục tăng trong trong quý 2/2021. Tăng trưởng mạnh mẽ của mảng bancassurance đã thúc đẩy NFI.
Tỷ lệ CIR giảm 18,8 điểm % do TOI cao hơn YoY và OPEX thấp hơn YoY.
Các chỉ số về chất lượng tín dụng được cải thiện toàn diện QoQ khi tỷ lệ nợ xấu quý 2/2021 giảm xuống 0,69% (-23 điểm cơ bản so với quý 1/2021) trong khi vẫn gần như ổn định so với cùng kỳ năm ngoái.
Công ty Chứng khoán Bản Việt đưa ra giá mục tiêu 35.000 đồng/CP dành cho Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB).
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2021.
Cụ thể, quý 1/2021, ngân hàng có lợi nhuận trước thuế đạt 3.104 tỷ đồng, tăng 61% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó nhiều mảng kinh doanh tăng trưởng mạnh mẽ.
Thu nhập lãi thuần 3 tháng đầu năm của ACB đạt 4.639 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2020. Lãi từ hoạt động dịch vụ tăng mạnh 69% đạt 625 tỷ, lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng 37% đạt 196 tỷ đồng; lãi từ mua bán chứng khoán kinh doanh tăng gần 8 lần đạt 113 tỷ đồng. Trong khi đó, lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư chỉ đạt 49 tỷ, giảm 86% so với cùng kỳ; lãi từ hoạt động khác giảm 39% xuống 49 tỷ.
Theo đó, tổng thu nhập hoạt động trong quý 1/2021 đạt 5.675 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ.
Chi phí hoạt động của ACB giảm khá mạnh (giảm 16,7%) xuống 1.965 tỷ đồng, chủ yếu do giảm chi phí cho nhân viên.
Link nội dung: https://vinabull.vn/ket-qua-kinh-doanh-acb-ngan-hang-a-chau-a1088.html