Định giá cổ phiếu MBB: Động lực tăng trưởng còn nguyên, VNDirect khuyến nghị giá mục tiêu 29.300 đồng/cp

Phần lớn những yếu tố bất lợi và rủi ro xung quanh chất lượng tài sản của MBB (Ngân hàng Quân đội) đã được phản ánh vào giá

 

mbb-1619586411.png
MBB (Ngân hàng Quân đội)

Tỷ lệ nợ xấu vẫn trong tầm kiểm soát với LLR cao nhưng rủi ro đang gia tăng

Tỷ lệ nợ xấu MBB chỉ tăng 5 điểm cơ bản sv quý trước và 20 điểm cơ bản svck lên 1,1% cuối 2022. Trong 2022, ngân hàng đã sử dụng dự phòng để xử lý 4,4 nghìn tỷ đồng nợ xấu (+24% svck), tương ứng với tỷ lệ 1,1% trên dư nợ cho vay (không đổi svck).

Đối với MBB và các ngân hàng có tỷ trọng trái phiếu doanh nghiệp (9% tổng tín dụng đối với MBB) và cho vay ngành bất động sản/xây dựng cao (30-35% tổng tín dụng, bao gồm vay mua nhà), chất lượng tài sản tiếp tục là mối quan tâm lớn nhất của các nhà đầu tư.

Tuy nhiên, tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) của MBB vẫn tốt ở mức 238% vào cuối 2022 sv 268% vào cuối 2021. Điều này sẽ giúp giảm bớt gánh nặng dự phòng của MBB trong các kịch bản bất lợi. Chúng tôi dự phóng chi phí dự phòng của ngân hàng sẽ tăng 26%/14% svck trong 2023-24, lên 9,900 tỷ đồng/11,300 tỷ đồng–tương đương với 2,0% dư nợ cho vay sv 1,9% trong 2022.

2023-24: tăng trưởng LN ròng chậm hơn nhưng khả năng sinh lời vẫn cao

Kỳ vọng tăng trưởng tín dụng sẽ giảm tốc xuống 17% svck trong giai đoạn 2023-24 từ mức 23-25% trong 3 năm qua, nhưng vẫn cao hơn định hướng của Ngân hàng nhà nước (NHNN) cho toàn hệ thống trong 2023 ở mức 14-15%.

Dự phóng NIM sẽ giảm 15 điểm cơ bản xuống 5,6% trong 2023-24 sv năm 2022 do chi phí vốn cao hơn. Về chi phí hoạt động, chúng tôi kỳ vọng tỷ lệ chi phí/tổng thu nhập (CIR) sẽ cải thiện nhẹ về 32,3%/32,0% trong 2023-24 từ mức 32,5% trong 2022.

Nhìn chung, LN ròng trong giai đoạn 2023-24 dự kiến sẽ tăng 10%/16% svck, đạt 19,2 nghìn tỷ /22,3 nghìn tỷ. ROE vẫn sẽ vẫn ở mức cao trong khoảng 21-23%.

Duy trì khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu thấp hơn 29.300 đ/cp

Phần lớn những yếu tố bất lợi và rủi ro xung quanh chất lượng tài sản của MBB đã được phản ánh vào giá cp vì MBB hiện chỉ đang giao dịch ở mức 0,8 lần P/B 2023, thấp hơn nhiều so với mức TB 3 năm là 1,5 lần.

Với mức định giá này, VND nhận thấy MBB vẫn hết sức hấp dẫn với các động lực tăng trưởng dài hạn còn nguyên vẹn bao gồm lợi thế chi phí vốn thấp nhờ tỷ lệ CASA đầu ngành và hệ sinh thái dịch vụ tài chính đa dạng.

Do đó, VNDirect duy trì khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu 29.300 đồng. Rủi ro giảm giá bao gồm nợ xấu cao hơn và tăng trưởng tín dụng thấp hơn sv dự kiến.

Cập nhật ngày 22/4/2022: ngành Ngân hàng triển vọng tích cực, khuyến nghị tập trung vào VCB, MBB và ACB

Công ty Chứng khoán Yuanta dự báo lợi nhuận ngành (27 ngân hàng niêm yết) tăng +28% QoQ/+11% YoY trong Q1/2022.

Kỳ vọng thu nhập lãi ròng của ngành ngân hàng trong Q1/2022 tăng +3% QoQ/ +13% YoY do tín dụng tăng trưởng mạnh trong Q1/2022. Kỳ vọng thu nhập phí sẽ tăng lên nhờ đóng góp từ doanh thu bancassurance và ghi nhận phí bảo hiểm độc quyền trong Q1/2022.

vcb-aug27-1630034751.jpeg
Cập nhật ngành Ngân hàng: Triển vọng tích cực, khuyến nghị tập trung vào VCB, MBB và ACB

Số hóa sẽ giúp các ngân hàng cải thiện hiệu quả chi phí hoạt động trong năm 2022E và những năm sau đó. Tỷ lệ CIR điều chỉnh (của 27 ngân hàng niêm yết) là 36% trong năm 2021 (-5,4ppt YoY), và chúng tôi kỳ vọng tỷ lệ CIR giảm còn 31% trong Q1/2022 và sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.

Những rủi ro tác động đến chất lượng của tài sản bị ảnh hưởng bởi COVID đang dần giảm đi. Khả năng nợ xấu tăng có thể sẽ tác động đến các ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) thấp, nhưng chúng tôi cho rằng các ngân hàng có tỷ lệ LLR cao sẽ linh hoạt hơn trong việc điều chỉnh khoản trích lập dự phòng và từ đó có thể thúc đẩy lợi nhuận trong tương lai mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng tài sản.

Kỳ vọng chi phí dự phòng giảm khoảng -15% QoQ trong Q1/2022, phần lớn là tại các ngân hàng có tỷ lệ LLR cao do dư nợ tái cơ cấu có vẻ đã lập đỉnh.

Nâng triển vọng lên tích cực

Khoản vay tái cơ cấu đã đạt đến đỉnh điểm. Nợ xấu mới hình thành có thể sẽ không tăng nhiều, nhưng nợ xấu trên sổ sách có thể sẽ tăng do việc ghi nhận nợ xấu từ khoản cho vay tái cơ cấu khi thông tư 14 hết hiệu lực. Các ngân hàng với tỷ lệ LLR thấp có thể sẽ phải tăng dự phòng trong thời gian tới, trong khi các ngân hàng chất lượng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao sẽ không gặp áp lực dự phòng. 

Định giá hợp lý. Ngành ngân hàng đang giao dịch tương ứng với P/B 2022E trung bình là 1,6x. Chúng tôi kỳ vọng thị trường chứng khoán sẽ tăng trưởng trong năm 2022E và ngành ngân hàng sẽ đóng vai trò quan trọng trong xu hướng này nhờ vào quy mô của ngành.

Công ty Chứng khoán Yuanta nâng triển vọng ngành lên tích cực và tiếp tục khuyến nghị tập trung vào các ngân hàng chất lượng có tỷ lệ LLR cao như là: VCB, MBB và ACB.

Cập nhật ngày 12/1/2021: Bốn ngân hàng quốc doanh nắm gần 50% thị phần tín dụng

Theo báo cáo phân tích ngành ngân hàng do Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) mới công bố, nhóm ngân hàng quốc doanh gồm BIDV, Agribank, VietinBank và Vietcombank đang nắm lượng lớn thị phần ở cả 2 chỉ tiêu quan trọng nhất trong hoạt động ngân hàng là huy động vốn và cho vay.

Cụ thể, tính đến cuối năm 2020, nhóm ngân hàng quốc doanh kể trên đang chiếm gần một nửa thị phần tín dụng và huy động toàn ngành.

Trong đó, ngân hàng có thị phần tín dụng lớn nhất hiện nay là BIDV với 13,4%. Theo sau lần lượt là Agribank với 13,1%; VietinBank với 11,2% và Vietcombank với 9,2% thị phần cho vay toàn hệ thống ngân hàng.

Theo tỷ lệ trên, nhóm 4 ngân hàng quốc doanh đang chiếm tới 46,9% tổng dư nợ tín dụng toàn ngành ngân hàng đến cuối năm 2020.

Trong khi đó, ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân có thị phần tín dụng tiệm cận nhất với nhóm quốc doanh là Sacombank, với khoảng 4% thị phần. Ngoài ra, SCB và MBBank cũng là 2 ngân hàng có thị phần tín dụng cao trong nhóm ngoài quốc doanh với tỷ lệ lần lượt là 3,8% và 3,6% đến cuối năm 2020.

Trong khi đó, 41,8% thị phần tín dụng còn lại thuộc về khoảng 93 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.

Tuy vậy, các chuyên gia tại ACBS cho biết tốc độ mở rộng thị phần tín dụng của nhóm ngân hàng tư nhân lại đang cao hơn các ngân hàng quốc doanh nhờ quy mô nhỏ và tập trung vào các phân khúc bán lẻ như cho vay mua nhà, mua ôtô, cho vay tiêu dùng…

Ngoài ra, tỷ lệ an toàn vốn CAR cao hơn cũng là một yếu tố giúp các ngân hàng tư nhân được Ngân hàng Nhà nước cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng cao hơn hàng năm.

Ở chỉ tiêu huy động vốn, nhóm ngân hàng quốc doanh cũng là những đơn vị dẫn đầu với lần lượt 13,7% thị phần thuộc về Agribank; 12,3% của BIDV; 10,3% của Vietcombank và VietinBank nắm 9,9%.

Tương tự ở chỉ tiêu tín dụng, Sacombank; SCB và MBBank cũng là 3 ngân hàng tiệm cận nhất với nhóm quốc doanh ở thị phần huy động vốn với lần lượt 4,3%; 4,7% và 3,1% thị phần.

Bon ngan hang quoc doanh nam gan mot nua thi phan tin dung anh 1

Agribank là ngân hàng có thị phần huy động tiền gửi người dân và doanh nghiệp lớn nhất hiện nay. Ảnh: Agribank.

Theo ACBS, dù tốc độ tăng trưởng tín dụng đã chậm lại kể từ năm 2018, nhưng nhìn chung vẫn duy trì ở mức khá cao, từ 12-14%/năm. Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP danh nghĩa khiến tỷ lệ dư nợ tín dụng/GDP của Việt Nam tăng lên 143% vào cuối năm 2020.

Tuy nhiên, con số này chưa đáng lo ngại do nền kinh tế trong nước vẫn đang tăng trưởng tốt và điều này sẽ hỗ trợ khả năng thanh toán trong tương lai.

Tương tự các năm trước, năm nay Ngân hàng Nhà nước vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng thận trọng với 3 kịch bản tương ứng với diễn biến của dịch Covid-19.

Trong đó, tăng trưởng tín dụng dao động ở mức 12-14% với kịch bản tích cực nhất; 10-12% ở kịch bản thường và 7-8% ở kịch bản kém khả quan là dịch Covid-19 kéo dài đến hết năm.

Trên thực tế, diễn biến thị trường đang ghi nhận theo hướng kịch bản 3 của Ngân hàng Nhà nước vì đến nay dịch Covid-19 vẫn chưa được khống chế. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng 6 tháng đã cao hơn nhiều so với kỳ vọng của cơ quan quản lý nhờ lãi suất cho vay ở mức thấp.

Các chuyên gia ACBS kỳ vọng tín dụng vẫn sẽ tiếp tục tăng mạnh và duy trì ở mức cao trong nửa cuối năm nay, đặc biệt là quý IV. Trong đó, mức tăng trưởng dự báo là 14%, tương đương với mục tiêu cao nhất của Ngân hàng Nhà nước.

Riêng nhóm ngân hàng tư nhân, với hệ số CAR cao hơn các ngân hàng quốc doanh, ACBS cho rằng nhóm này sẽ được cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng cao hơn mặt bằng chung toàn ngành, có thể đạt 15-20% năm nay.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội - MBB

Ngân hàng Quân đội (MB), là một ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam, một doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng.

Các cổ đông chính của Ngân hàng Quân đội là Viettel, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước, Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam và Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn.

Ngoài dịch vụ ngân hàng, Ngân hàng Quân đội còn tham gia vào các dịch vụ môi giới chứng khoán, quản lý quỹ, kinh doanh địa ốc, bảo hiểm, quản lý nợ và khai thác tài sản bằng cách nắm cổ phần chi phối của một số doanh nghiệp trong lĩnh vực này.

Hiện nay, Ngân hàng Quân đội đã có mạng lưới khắp cả nước với trên 100 chi nhánh và trên 190 điểm giao dịch trải dài khắp 48 tỉnh thành phố. Ngân hàng còn có văn phòng đại diện tại Liên bang Nga, chi nhánh tại Lào và Campuchia. 

Lịch sử

Ngày 04 tháng 11 năm 1994, ngân hàng chính thức đi vào hoạt động[1][7] với vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng với 25 cán bộ nhân viên.
Năm 2000, thành lập Công ty TNHH Chứng khoán Thăng Long (nay là Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng TMCP Quân đội MBS) và Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Quân đội (MBAMC).
Năm 2003, MB tiến hành cải tổ toàn diện về hệ thống và nhân lực.
Năm 2004, MB là ngân hàng đầu tiên phát hành cổ phần thông qua bán đấu giá ra công chúng với tổng mệnh giá là 20 tỷ đồng.
Năm 2005, MB tiến hành ký kết thỏa thuận ba bên với Vietcombank và Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel về việc thanh toán cước viễn thông của Viettel và đạt thỏa thuận hợp tác với Citibank.
Năm 2006, thành lập Công ty Quản lý Quỹ Đầu tư Chứng khoán Hà Nội HFM (nay là Công ty cổ phần Quản lý Quỹ Đầu tư Ngân hàng Quân đội MB Capital). Triển khai thành công dự án hiện đại hóa công nghệ thông tin CoreT24 của Tập đoàn Temenos (Thụy Sĩ)
Năm 2008, MB tái cơ cấu tổ chức. Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel chính thức trở thành cổ đông chiến lược.
Năm 2009, MB ra mắt Trung tâm dịch vụ khách hàng 247.
Năm 2010, Khai trương chi nhánh đầu tiên tại nước ngoài (Lào).
Năm 2011, Thực hiện thành công việc niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HSX) từ ngày 01 tháng 11 năm 2011. Khai trương chi nhánh thứ hai tại nước ngoài (Campuchia). Nâng cấp thành công hệ thống CoreT24 từ R5 lên R10
Năm 2019, MB ra mắt logo và bộ nhận diện thương hiệu mới.
Năm 2020, MB được vinh danh "Ngân hàng tiêu biểu Việt Nam"

VNDirect & Yuanta & ACBS

Link nội dung: https://vinabull.vn/dinh-gia-co-phieu-mbb-khuyen-nghi-gia-muc-tieu-dongcp-a1056.html