Ông Phạm Nhật Vượng: làm ôtô Vinfast là đóng góp cho đất nước, không phải chỉ vì tiền

ĐĂNG NGUYÊN

17/05/2023 13:51

Phiên họp đại hội đồng cổ đông thường niên của Tập đoàn Vingroup (VIC) diễn ra sáng 17/5 diễn ra chỉ vài ngày sau khi VinFast, đơn vị thành viên phụ trách mảng công nghiệp của Vingroup, thông báo sẽ niêm yết tại Mỹ thông qua một giao dịch sáp nhập.

 

vinfast-vingroup-vuong-1684305970.jpg

Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup, tại phiên họp thường niên 2023, tổ chức sáng 17/5 tại Hà Nội. Ảnh: Vingroup

"Rất nhiều người hỏi tôi tại sao Vingroup làm VinFast, sản xuất ôtô quá khó, chưa kể Vingroup bắt đầu với con số 0", ông Vượng mở đầu phần chia sẻ về lý do Vingroup thành lập VinFast. Theo ông, lý do bắt đầu của dự án này không xuất phát từ mục đích kinh doanh, mà do muốn đóng góp cho xã hội.

"Nếu vì kiếm tiền, ban lãnh đạo Vingroup không dại gì lao vào một một lĩnh vực khó như sản xuất ôtô, nếu dễ đã không đến lượt", ông Vượng nói. "Vingroup quyết định làm VinFast vì lòng yêu nước, không hề có toan tính. Khi chúng ta đã thành đạt thì phải có trách nhiệm đóng góp cho đất nước, xây dựng một thương hiệu công nghệ cao, đẳng cấp và có sức ảnh hưởng trên thị trường quốc tế".

Bắt đầu với lý do không xuất phát từ việc kinh doanh kiếm tiền, nhưng ông thừa nhận, "cách mạng xanh" đã mở ra cơ hội lớn cho dự án này. "Khi đội ngũ VinFast ngày càng vững mạnh, chúng tôi cảm thấy mình thực sự làm chủ được công nghệ, nguồn cảm hứng, sáng tạo. Tôi cho rằng về mặt kinh doanh, VinFast đã là dự án tiềm năng, thậm chí có thể là tốt nhất của tập đoàn", Chủ tịch Vingroup nói và cho rằng, mức định giá VinFast sẽ không chỉ dừng ở con số 23 tỷ USD.

"Tại sao VinFast không chọn làm xe điện ngay từ đầu mà lại chọn xe xăng?", một cổ đông khác hỏi. Chủ tịch Vingroup cho rằng, ở thời điểm Vingroup bắt đầu xây dựng VinFast, xe điện hầu như rất ít người biết tới và mong muốn sử dụng. Đồng thời, công nghệ của xe điện cũng rất khó.

"Lúc đấy VinFast chưa đủ sức, làm cũng khó bán được, nên chúng tôi quyết định làm xe xăng. VinFast làm để mọi người biết chúng tôi có thể làm được ôtô. Sau này khi xe điện thành xu hướng, chúng tôi quyết định dồn toàn lực", ông Vượng chia sẻ.

Trước lo ngại của cổ đông về tương lai của mảng xe điện, khi Vingroup từng dừng sản xuất xe xăng hay điện thoại trước đó, Chủ tịch Vingroup cho rằng, việc dừng các dự án trước là điều cần thiết, tập đoàn cần cơ cấu dồn nguồn lực cho lĩnh vực mới. "Cái gì đúng, cái gì cần thì phải làm. Nếu mọi người xem xét kỹ các quyết định của Vingroup, mọi người sẽ hiểu tại sao tập đoàn phải làm như thế".

Về câu chuyện thị trường, đặc biệt là sự xuất hiện của những thương hiệu xe điện lớn của Trung Quốc, quan điểm của Vingroup và VinFast, theo ông Vượng, là "nước sông không phạm nước giếng". Những thương hiệu xe Trung Quốc có tệp khách hàng của riêng họ, VinFast cũng có định vị riêng, không thương hiệu nào có thể chiếm lĩnh hoàn toàn 100% thị trường.

"Sản phẩm không chỉ đắt hay rẻ, mà còn hợp hay không hợp. Tôi cho rằng ở Việt Nam, rất nhiều người sẽ ủng hộ VinFast, chỉ cần có sản phẩm tốt và phù hợp. Chưa kể, Vingroup còn có hệ sinh thái rất tốt. Vì thế, chúng tôi không lo ngại về thị trường Việt Nam", ông Vượng nói.

Cập nhật ngày 30/11/2021: VIC tím ngắt giúp tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng nhẹ 1 tỷ USD

Trong phiên giao dịch ngày 29/11, cổ phiếu VIC của tập đoàn Vingroup bất ngờ tăng trần lên 105.300 đồng/cổ phiếu và vẫn còn dư mua trần lượng lớn. Tổng khối lượng đạt trên 8,7 triệu cổ phiếu, tương đương với giá trị sang tay hơn 900 tỷ đồng.

Lần gần nhất VIC đóng cửa trong sắc tím là ngày 2/2, tức cách đây gần 9 tháng. Dù vậy cũng nói rằng mã chứng khoán này vẫn chưa thể quay về vùng đỉnh lịch sử 128.000 đồng hồi giữa tháng 4.

Đây là phiên tăng mạnh thứ 2 liên tiếp (ngày 26/11 và 29/11) khi thị giá có thêm 11.300 đồng trên mỗi cổ phiếu. Đà tăng càng nổi bật hơn trong bối cảnh thị trường chung đang lao dốc vì biến thể Covid-19 mới, VN-Index giai đoạn này mất gần 16 điểm và tổng giá trị vốn hóa bốc hơi hơn 62.000 tỷ đồng.

Nhờ VIC bứt phá, tỷ phú Phạm Nhật Vượng là người hưởng lợi nhất nhờ nắm giữ lượng lớn cổ phần doanh nghiệp. Hiện chủ tịch HĐQT Vingroup nắm giữ trực tiếp và gián tiếp gần 2,16 tỷ cổ phiếu VIC với giá thị trường hơn 227.000 tỷ đồng. Điều này đồng nghĩa với việc ông Vượng có thêm 24.362 tỷ đồng (hơn 1 tỷ USD) dù thị trường chung khá tiêu cực.

Ngoài ra bà Phạm Thu Hương (vợ ông Vượng) cũng đang nắm giữ gần 170 triệu cổ phiếu với giá thị trường gần 17.900 tỷ đồng và là người giàu thứ 10 trên sàn chứng khoán, tương đương kiếm 1.920 tỷ sau hai phiên vừa qua.

Hiện ông Phạm Nhật Vượng là người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam và là người duy nhất có tài sản vượt trăm nghìn tỷ đồng. Ông cũng được Forbes xếp hạng 1 tại Việt Nam với giá trị tài sản 8,2 tỷ USD (realtime).

Đà tăng bất ngờ của cổ phiếu VIC đến ngay sau khi doanh nghiệp vừa tham gia vào triển lãm ‘Los Angeles Auto Show 2021’ và ra mắt bộ đôi xe điện (VinFast VF e35 và VF e36) tại thị trường này, hướng đến việc chinh phục thị trường ôtô điện tại Mỹ.

Bên cạnh đó, với thị trường trong nước, Chính phủ vừa đồng ý với đề xuất của Bộ Tài chính giảm mức thu lệ phí trước bạ đối với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước (CKD) bằng 50% mức thu hiện hành.

Mục đích nhằm tăng kích cầu thông qua giảm lệ phí đăng ký xe mới, từ đó thu hút người dùng mua sắm sau thời gian dài thị trường suy giảm nặng nề. Các hãng xe nắm giữ thị phần lớn như VinFast, Honda, Toyota, Hyundai... sẽ được hưởng lợi thời gian tới.

 

Cập nhật ngày 20/9/2021: Cổ phiếu VIC giảm liên tục 30%, vốn hóa Vingroup mất gần 7 tỷ USD

Là một trong những cổ phiếu có giá trị niêm yết lớn nhất thị trường chứng khoán hiện nay, cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup cũng là mã chứng khoán có tác động lớn nhất tới những thay đổi của chỉ số VN-Index trên sàn HoSE.

Tuy nhiên, trong khoảng 5 tháng trở lại đây, thị giá cổ phiếu này lại giữ xu hướng trái ngược so với nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và thị trường chung.

Cụ thể, trong giai đoạn tháng 3-4, cùng với xu hướng đi lên của thị trường chứng khoán chung, thị giá VIC đã tăng một mạch từ vùng 87.000 đồng/cổ phiếu (giá đã điều chỉnh sau chia cổ tức) vào tháng 3 lên vượt mức 128.000 đồng/cổ phiếu vào nửa cuối tháng 4, tương đương mức tăng ròng gần 50% chỉ trong một tháng.

Đây cũng là mức giá cao nhất kể từ khi VIC niêm yết trên thị trường chứng khoán năm 2007, đưa vốn hóa doanh nghiệp này gần chạm ngưỡng 490.000 tỷ đồng, tương đương hơn 21,4 tỷ USD quy đổi.

Tại thời điểm này, VIC cũng là cổ phiếu có giá trị niêm yết lớn nhất thị trường chứng khoán trong nước. Riêng VIC khi đó đã chiếm trên 10% vốn hóa các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HoSE.

Tuy nhiên, ngay sau khi chạm đỉnh lịch sử hơn 128.000 đồng, cổ phiếu VIC đã trải qua chuỗi giảm giá liên tục đến nay. Sau 5 tháng, trong khi chỉ số VN-Index ghi nhận nhiều biến động nhưng vẫn giữ xu hướng tăng thì cổ phiếu VIC lại giảm mạnh.

Vingroup mat gan 7 ty USD von hoa sau 5 thang anh 1

Diễn biến giá cổ phiếu VIC từ tháng 4 đến nay chủ yếu giữ xu hướng đi xuống. Nguồn: Tradingview.

Hiện thị giá VIC chỉ được giao dịch ở mức 86.800 đồng/cổ phiếu (cuối ngày 17/9), tương đương mức giảm 32% từ đỉnh ghi nhận phiên 19/4. Trong khi đó, chỉ số VN-Index vẫn ghi nhận mức tăng 8% giai đoạn này.

Thậm chí, nếu tính trong 1 tháng gần nhất, chỉ số VN-Index giữ xu hướng đi ngang và giảm nhẹ 1,66% thì thị giá VIC đã mất tới 12%.

Với thị giá hiện tại, vốn hóa của Vingroup vào khoảng 330.300 tỷ đồng, thấp hơn 156.800 tỷ so với đỉnh ghi nhận vào tháng 4, tương đương mức giảm ròng gần 7 tỷ USD vốn hóa quy đổi sau 5 tháng.

Việc giảm liên tục thời gian qua cũng khiến Vingroup đánh mất vị thế doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất thị trường vào tay Vietcombank với 360.500 tỷ đồng hiện tại.

Nếu so với đầu năm, thị giá hiện tại của VIC cũng đã giảm gần 10% và khiến vốn hóa doanh nghiệp này mất hơn 35.000 tỷ đồng.

Xu hướng của cổ phiếu VIC thậm chí cũng trái ngược so với hầu hết cổ phiếu vốn hóa lớn niêm yết trên thị trường hiện nay.

Cụ thể, xét trong nhóm 10 cổ phiếu có giá trị niêm yết lớn nhất, chỉ cổ phiếu BID của BIDV và VNM của Vinamilk có mức giảm lớn hơn VIC từ đầu năm. Trong đó, cả BID và VNM đều đã giảm hơn 17% từ đầu năm đến nay, hiện giao dịch lần lượt ở mức 40.000 đồng/cổ phiếu và 86.500 đồng/cổ phiếu.

Trong khi đó, VCB của Vietcombank dù cũng chịu xu hướng giảm giai đoạn này nhưng chỉ mất gần 2% thị giá.

Ngược lại, hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn vẫn duy trì đà tăng mạnh từ đầu năm đến nay như VPB (VPBank) tăng 96%; HPG (Hòa Phát) tăng 67%; MSN (Masan) tăng 66%; TCB (Techcombank) tăng 51%...

Nếu tính từ trung tuần tháng 4 đến nay, không cổ phiếu nào trong top 10 vốn hóa lớn nhất thị trường có mức giảm sâu hơn VIC.

Đáng chú ý, đà giảm của cổ phiếu VIC diễn ra trong bối cảnh các hoạt động kinh doanh của tập đoàn này vẫn tăng trưởng so với cùng kỳ và chỉ thấp hơn so với kế hoạch kinh doanh ban lãnh đạo đề ra.

Cụ thể, năm nay, Vingroup dự kiến thu về 170.000 tỷ đồng doanh thu thuần và lãi sau thuế 4.500 tỷ, tăng 54% về chỉ tiêu doanh thu và giảm 1% ở chỉ tiêu lợi nhuận so với mức thực hiện 2020.

Lý do chính khiến lãnh đạo tập đoàn phải đặt mức lợi nhuận giảm nhẹ trong năm nay do nhiều hoạt động kinh doanh vẫn chịu tác động tiêu cực từ dịch Covid-19, đặc biệt là hoạt động du lịch do Vinpearl quản lý.

Nếu hoàn thành kế hoạch kinh doanh kể trên, đây sẽ là năm thứ 2 lợi nhuận của Vingroup đi xuống sau chuỗi 4 năm tăng liên tục trước đó.

Theo báo cáo tài chính bán niên 2021 của tập đoàn, kết thúc tháng 6 năm nay, Vingroup ghi nhận tổng cộng 60.737 tỷ đồng doanh thu thuần, vẫn tăng 57% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, các chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng cao cùng doanh thu hoạt động tài chính giảm khiến lợi nhuận trước thuế của Vingroup chỉ tăng 5% so với cùng kỳ, đạt trên 6.400 tỷ đồng.

Lợi nhuận ròng sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp tập đoàn này thu về là 1.469 tỷ đồng, cũng tăng 5%.

Như vậy, sau nửa năm, Vingroup mới hoàn thành 36% chỉ tiêu doanh thu và 33% chỉ tiêu lợi nhuận.

VỀ VINFAST
VinFast là một Công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực ô tô với sự hậu thuẫn của Vingroup – doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, chính vì lẽ đó chúng tôi được thỏa sức thiết kế xe theo phương thức đầy mới lạ và táo bạo. Ngay từ lúc khởi đầu, mục tiêu của chúng tôi là tạo ra những chiếc xe đẳng cấp thế giới, mang bản sắc Việt Nam. 
Bằng cách mời người dân Việt Nam – khách hàng tương lai đầu tiên của chúng tôi – trực tiếp tham gia vào quá trình thiết kế xe ngay từ khi mới bắt đầu, chúng tôi đã thay đổi hoàn toàn cách thức thiết kế truyền thống.
 
VinFast là thương hiệu ô tô đầu tiên của Việt Nam. Thương hiệu này là của Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh VinFast (VinFast LLC), thuộc tập đoàn Vingroup do ông Phạm Nhật Vượng đứng đầu.

VINFAST LÀ TÊN VIẾT TẮT CỦA TỪ : VIỆT NAM – PHONG CÁCH – AN TOÀN – SÁNG TẠO – TIÊN PHONG
Từ VinFast thể hiện khát vọng xây dựng một thương hiệu Việt Nam có đẳng cấp và được công nhận trên trường quốc tế, mở ra cơ hội sở hữu ô tô, xe máy phù hợp với thị trường, thị hiếu và thu nhập của người dân. Thông qua lĩnh vực sản xuất ô tô, xe máy, Tập đoàn Vingroup cũng mong muốn góp phần tạo động lực, thúc đẩy công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo, công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam phát triển hơn nữa.

Với Vingoup, trong tương lai VinFast sẽ là một lĩnh vực mới, mang tính đột phá trong chiến lược phát triển, đóng vai trò chủ lực của tập đoàn.

Ngày 02/10/2018, Vinfast chính thức giới thiệu hai sản phẩm của Vinfast là: Vinfast LUX A2.0 và Vinfast LUX SA2.0 tại triển lãm Paris Motor Show. Đây là lần đầu tiên thương hiệu ô tô Việt Nam có mặt tại triển lãm ô tô lớn nhất thế giới.

Hiện tại, VinFast đang phân phối các sản phẩm ô tô và xe máy điện tại thị trường Việt Nam, trong đó những cái tên như: Fadil, Ô tô điện VFe34, Lux A2.0 và Lux SA2.0 lần lượt vươn lên đứng TOP những xe bán chạy trong phân khúc trong thời gian vừa qua. Đặc biệt, Vfe34 là mẫu xe điện đầu tiên của VinFast đã đạt được kỷ lục hơn 3000 đơn đặt hàng trong vòng 24h kể từ thời điểm mở bán. Khách hàng đặt cọc mẫu VFe34 trước 30/06/21 sẽ được hưởng giá ưu đãi 590 triệu, miễn phí thuê pin năm đầu tiên.

NHÀ MÁY VINFAST  

Tổ hợp nhà máy ôtô VinFast diện tích 335 hecta nằm tại khu công nghiệp Đình Vũ, Cát Hải, Hải Phòng, nơi trước đây vốn là đầm lầy nuôi tôm của người dân Cát Hải. Chỉ sau hơn một năm kể từ ngày khởi công, tổ hợp nhà máy VinFast đã thành hình, đa số nhà xưởng đã hoàn thiện và đang lắp ráp dây chuyền sản xuất.

Tổ hợp nhà máy VinFast gồm nhà điều hành, khu nhà sản xuất xe máy điện, khu nhà sản xuất ôtô, khu công nghiệp phụ trợ, trung tâm đào tạo và viện nghiên cứu và phát triển R&D. Cả nhà máy sản xuất ôtô và nhà máy sản xuất xe máy điện đều có công suất thiết kế 38 xe/giờ. Vào giai đoạn 1, mỗi nhà máy sẽ sản xuất 250.000 xe/năm và 500.000 xe/năm vào giai đoạn 2. Riêng nhà máy sản xuất xe máy điện có thể nâng lên 1 triệu xe/năm.

Xưởng hàn được trang bị 1.200 ABB của Thụy Điển, công đoạn hàn thân xe hoàn toàn tự động. Sau khi đi từ xưởng dập, xưởng hàn, tới xưởng sơn, rồi thân xe sẽ tập trung tại xưởng lắp ráp, thực hiện công đoạn cuối cùng bao gồm lắp dây điện, nội thất, hệ truyền động và động cơ.

VinFast có xưởng sản xuất động cơ rộng 50.000 m2. Đây sẽ là nơi sản xuất động cơ BMW N20 trang bị trên Lux A2.0 và Lux SA2.0. Bên cạnh đó, tổ hợp còn có xưởng phụ trợ và khu công nghiệp phụ trợ cho các đối tác.

ving-nha-may-vinfast1-dtrt-1684306287.jpg
Tổ hợp nhà máy ôtô VinFast

CÁC MỐC PHÁT TRIỂN QUAN TRỌNG

Chúng tôi đã kết hợp thiết kế cao cấp, công nghệ tiên tiến và dây chuyền sản xuất hiện đại để tạo ra nhà sản xuất ô tô toàn cầu đầu tiên của Việt Nam. Vingroup đã thay đổi cuộc sống của người dân Việt Nam trong ba mươi năm, và giờ đây, VinFast mang sứ mệnh đó ra tầm thế giới. Sứ mệnh của chúng tôi rất đơn giản: tạo ra một tương lai bền vững cho tất cả mọi người.

2017
Thành lập khu phức hợp sản xuất ô tô hiện đại của VinFast với khả năng mở rộng hàng đầu toàn cầu với khả năng tự động hóa lên đến 90% tại Hải Phòng, Việt Nam

2018
Sự kiện ra mắt chính thức của các mẫu xe Lux tại Paris Motor Show 2018, được AUTOBEST trao giải “A Star is Born”.

2019
Chính thức ra mắt 3 mẫu ô tô là Lux A2.0 sedan, Lux SA2.0 SUV và city car Fadil cùng với 3 mẫu xe máy điện thông minh: Ludo, Impes và Klara tại thị trường Việt Nam.

2020
Các mẫu xe của VinFast trở thành các mẫu xe bán chạy nhất phân khúc tại thị trường Việt Nam.

2021
Ra mắt hai mẫu xe điện thông minh cao cấp mới đó là Feliz và Theon. Ngoài ra sản phẩm xe buýt điện cũng chính thức được đưa vào vận hành.

2022
Ra mắt ba mẫu xe điện thông minh hoàn toàn mới: VF e34, đây là mẫu SUV nhỏ gọn dành cho thị trường Việt Nam và 02 mẫu ô tô điện thông minh cao cấp hơn: VF 8 và VF 9 cho thị trường toàn cầu.

2021
Công bố chiến lược phát triển sản phẩm chạy hoàn toàn bằng điện của VinFast đến năm 2023. Tiết lộ toàn bộ dòng xe điện trên tất cả các phân khúcp chạy điện : VF 8 và VF 9 cho thị trường toàn cầu.

2022
– Mở bán đặt hàng các mẫu xe điện VF 8 và VF 9 . Ra mắt NFT VinFast và các ưu đãi đặc quyền.
– Khai trương các showroom trưng bày tại Mỹ, Canada và châu Âu
– Phân phối toàn cầu 02 mẫu xe điện VF 8, VF 9. 

GIẢI THƯỞNG & THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC

AUTOBEST 2018
Nhận thấy số lượng công ty mới tham gia vào ngành tăng trưởng nhanhchưa từng có, AUTOBEST đã đưa ra một giải thưởng mới dành cho các công ty khởi nghiệp mới trong ngành ô tô và các dự án mới trong ngành ô tô. Tổ chức này đã chọn VinFast là người chiến thắng đầu tiên của Giải thưởng “A Star is Born” tại Triển lãm Ô tô Paris.AUTOBEST là một trong những hiệp hội đánh giá ô tô có uy tín nhất trên thế giới, hàng năm đều trao Giải thưởng Xe đáng mua nhất tại Châu Âu.

NCAP Ratings 2019
VinFast đã giành được hai xếp hạng NCAP 5 sao tại ASEAN NCAP (Chương trình đánh giá ô tô mới cho các quốc gia Đông Nam Á) nhờ cam kết của VinFast về an toàn giao thông đường bộ với những mẫu xe đầu tiên mà ASEAN NCAP đã thử nghiệm.

ASEAN NCAP là một tổ chức toàn cầu công nhận những người thực hiện và đóng góp nổi bật cho an toàn giao thông đường bộ, nâng cao nhận thức và khuyến khích các nhà sản xuất ô tô đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn cao hơn.

ASEAN NCAP Grand Prix Awards 2020
Giải thưởng Xuất sắc cho Cam kết An toàn của Nhà sản xuất Mới. Giải thưởng này ghi nhận cam kết kiên định của VinFast đối với xếp hạng an toàn cao nhất cho dòng sản phẩm xe điện mới của mình trong hai năm tới. Điều này bao gồm cam kết đạt được 5 sao từ NHTSA (Cục Quản lý An toàn Giao thông Đường cao tốc Quốc gia) ở Hoa Kỳ, 5 sao Euro NCAP ở Châu Âu.

Quý vị có nhu cầu Hợp tác hoặc Mua lại mạng xã hội đã cấp phép này, xin gọi 0924.113837 hoặc liên hệ qua email: benthanh919@gmail.com. Trân trọng.